Bảo tàng dân tộc học Việt Nam là một trong những địa điểm tham quan nổi tiếng ở Hà Nội, nơi lưu giữ và trưng bày nhiều hiện vật của 54 dân tộc trên cả nước. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về nơi đây thì đừng bỏ qua bài review bảo tàng dân tộc học Việt Nam 2024 để có những thông tin hữu ích cho chuyến tham quan sắp tới.
Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Giới thiệu về Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Bảo tàng dân tộc học Việt Nam xây dựng năm nào? Sự hình thành bảo tàng được xúc tiến xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ 20 khi mà đất nước vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Ngày 24/10/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thành lập Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nhưng đến ngày 13/11/1997, bảo tàng mới mở cửa phục vụ công chúng đến tham quan.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là một nơi thực hiện nghiệm vụ nghiên cứu, sưu tầm, phục chế vào bảo quản những vật phẩm văn hóa của nhiều dân tộc nhằm mục tiêu giới thiệu, quảng bá, giáo dục về lịch sử cũng như văn hóa của 54 dân tộc Việt Nam hiện nay.
Địa điểm du lịch Hà Nội còn là một nơi du khách quốc tế đến tham quan rất nhiều, đặc biệt là phòng trưng bày và buổi biểu diễn nghệ thuật dân gian phong phú. Được vinh dự là một trong những bảo tàng hàng đầu của Việt Nam và đứng thứ 4 ở khu vực châu Á.
Địa chỉ của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Địa chỉ: số 1, phố Nguyễn Văn Huyên, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
Bảo tàng Dân tộc Học Việt Nam nằm cách Hồ Gươm khoảng 8km, nằm đối diện công viên Nghĩa Đô. Nếu không rành đường Hà Nội, bạn có thể đi theo google Maps.
Giờ mở cửa: 8h30 đến 17h30 hàng ngày từ thứ Ba đến Chủ Nhật, và đóng cửa vào thứ Hai và các dịp Tết Nguyên Đán.
- Thứ Hai đến Thứ Sáu: 024-3836-0352
- Thứ Bảy, Chủ Nhật: 024-3836-0351
- Bán vé: 024-3836-0350 (trừ Thứ Hai)
- Truyền thông và công chúng: 024-3756-2193 (trừ Thứ Hai)
- Hoạt động giáo dục: 024-3756-2192 (#121, trừ Thứ Hai)
Cách đi đến Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Để tiết kiệm chi phí, các bạn có thể lựa chọn đi xe Bus để đến bảo tàng dân tộc học Việt Nam. Các tuyến xe bus các bạn có thể lựa chọn là 07 và 38.
Nếu muốn chủ động hơn, các bạn có thể di chuyển bằng xe máy, xe ôm công nghệ, ô tô cá nhân hoặc taxi để đến bảo tàng nhé. Bạn đi theo google maps là sẽ đến nơi.
Giá vé tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam 10/2024
- Người lớn: 40.000 VND/người.
- Sinh viên: 15.000 VND/người.
- Học sinh: 10.000 VND/người.
- Trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng các thẻ bạn của bảo tàng, chủ thẻ nhà báo được miễn phí vé.
- Người cao tuổi, người khuyết tật và những người thuộc các dân tộc thiểu số được giảm 50% giá vé khi xuất trình giấy tờ hợp lệ.
Các chi phí khác:
- Phí chụp ảnh du lịch: 50.000 VND/máy.
- Phí thuyết minh toàn bộ bảo tàng bằng tiếng Việt: 100.000 VND.
- Phí thuyết minh bằng tiếng Anh/Pháp trong nhà: 100.000 VND.
- Phí thuyết minh bằng tiếng Việt trong nhà: 50.000 VND.
- Phí thuyết minh bằng tiếng Việt ngoài trời: 50.000 VND.
Đánh giá về Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam – Những điểm thú vị
Bảo tàng dân tộc học Việt Nam có diện tích khoảng 4.5 ha, bao gồm 3 khu trưng bày chính: Tòa nhà Trống Đồng, tòa nhà Cánh Diều, khu trưng bày ngoài trời.
Bảo tàng dân tộc học Việt Nam có gì?
Khu trưng bày trong nhà
Khu vực này chiếm 2 tầng của tòa nhà với tổng diện tích khoảng 25 nghìn mét vuông được thiết kế theo hình chiếc trống đồng. Điểm nổi bật ở đây là được sắp xếp các hiện vật theo dạng kể chuyện. Mỗi phòng trưng bày liên kết với nhau qua các nhóm hiện vật, tạo một câu chuyện tổng thể phản ánh cuộc sống của các dân tộc Việt Nam.
- Khu giới thiệu tổng quan về những dân tộc ở Việt Nam.
- Các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Việt – Mường, bao gồm: Kinh, Thổ, Chứt, Mường.
- Các dân tộc Hoa, Chăm, Khơme.
- Ngữ hệ Nam Đảo ở miền núi, các dân tộc: Ê Đê, Gia Rai, Chu Ru, Raglai.
- Nhóm Hán – Tạng, giới thiệu các dân tộc Cống, Sán Dìu, Ngái, Lô Lô, Phù Lá, Hà Nhì, La Hủ, Si La.
- Nhóm Môn – Khơme ở miền núi, bao gồm và 15 dân tộc ở miền Trung – Tây Nguyên và 5 dân tộc ở miền Bắc (Khơ Mú, Kháng, Ơ Đu, Xinh Mun, Mảng).
- Nhóm Tày Thái – Kađai, bao gồm các dân tộc Tày, Nùng, Bố Y, Sán Chay, Thái.
- Nhóm Hmông – Dao, giới thiệu các dân tộc Pà Thẻn, Hmông, Dao.
Khu trưng bày ngoài trời
Khu này có không gian độc đáo nơi bạn có thể chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc dân gian đặc sắc, với tổng số 9 mô hình được tái hiện chân thực. Những công trình trong khu này là biểu tượng phong phú về văn hóa của các cộng đồng dân tộc Việt Nam. Các công trình trưng bày bao gồm:
+ Nhà sàn dài của người Ê Đê: Mô hình nhà sàn truyền thống đặc trưng của cộng đồng người Ê Đê với thiết kế không gian mở và cấu trúc phù hợp với khí hậu miền Trung Tây Nguyên.
+Nhà trệt lợp ván pơmu của người Hmông: Mô hình thể hiện kiến trúc nhà đặc trưng của ngường H’Mông, với mái lợp bắng ván Pơmu và cấu trúc đơn giản nhưng hiệu quả vô cùng để nhằm chống thời tiết khắc nghiệt.
+ Nhà trệt của người Chăm: Mô hình thể hiện kiến trúc của người Chăm với phong cách xây dựng đặc biệt của nhóm dân tộc này.
+ Nhà rông người Ba Na: Công trình này có kiến trúc mái vòm cao, các chi tiết trang trí tinh xảo thể hiện sự quan trọng của các nhà Rông trong đời sống cộng đồng.
+ Nhà nửa sàn nửa đất của người Dao: Kết hợp nhà sàn mặt đất và kiến trúc đặc trưng của người Dao với những chi tiết tinh tế và chức năng của nó đối với người dân.
+Nhà mồ người Gia Rai: Nhà mồ thể hiện văn hóa tâm linh của người dân tộc này với các yếu tố truyền thống thể hiện trong chính kiến trúc ngôi nhà.
+ Nhà sàn của người Tày: Công trình này thể hiện cuộc sống, cách sinh hoạt đặc trưng của cộng đồng người Tày tại các vùng núi phía Bắc.
+Nhà lợp ngói của người Việt: Nhà ngói truyền thống của người Kinh với kiến trúc ngói đỏ thường thấy ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
+Nhà người Hà Nhì: Mô hình này là kiểu nhà trình tường đặc sắc tái hiện cách xây dựng và sinh hoạt của cộng đồng.
Tòa nhà Cánh Diều
Đây là nơi diễn ra nhiều hoạt động, sự kiện ở bảo tàng dân tộc học Việt Nam:
+ Múa rối nước: Thường diễn ra vào các ngày Thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần, các suất diễn vào các thời điểm 10h, 11h, 14h và 16h.
+ Dân ca quan họ Bắc Ninh và giao lưu giữa các liền anh, liền chị đem đến cơ hội thưởng thức âm nhạc truyền thống của vùng đất Quan họ.
+ Nhiều trò chơi dân gian như đánh cu, ném còn, đi cầu kiều… bố trí khắp khu vực bảo tàng, giúp bạn có những trải nghiệm vui tươi và thú vị.
Một số dịp lễ lớn trong năm của đất nước như Tết Đoan Ngọ, Trung Thu, Tết thiếu Nhi, ngày Gia Đình Việt, bảo tàng đều có tổ chức các hoạt động bổ ích như làm đồ ăn và thủ công, làm bánh trung thu. Để biết thêm thông tin chi tiết về các sự kiện, bạn có thể cập nhập trên fanpage của bảo tàng tại địa chỉ facebook.com/btdth.
Lưu ý khi đi Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Để đi tham quan bảo tàng Dân tộc Học Việt Nam bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Bạn có thể đem theo một số đồ ăn nhẹ, nước uống nhưng phải giữ gìn vệ sinh chung. Tại khu vực bên ngoài sản có bán đồ ăn nhanh và nước giải khát.
- Khi chụp ảnh trong phòng trưng bày không sử dụng đèn flash
- Tránh ngồi hoặc chạm vào hiện vật
- Bạn có thể mua sắm đồ lưu niệm ở gần cổng chính của bảo tàng.
- Không tự do hái hoa, bẻ cảnh ở trong khuôn viên bảo tàng.
- Miễn phí vé gửi xe vào cổng, bạn phải gửi xe đúng nơi quy định nhé.
Hy vọng với review Bảo tàng dân tộc học Việt Nam mà Wikidulich chia sẻ, các bạn đã có những thông tin hữu ích trước chuyến đi chơi sắp tới. Nơi đây thực sự là điểm đến lý tưởng để bạn hiểu hơn về cuội nguồn, những giá trị lịch sử và truyền thống của các dân tộc Việt Nam, hiểu hơn về tình đoàn kết, gắn bó của 54 anh em dân tộc.