Chùa Bái Đính là một ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng ở Miền Bắc hàng năm đón hàng nghìn lượt khách đến tham quan hành hương. Bài viết revirew du lịch chùa Bái Đính 2024 dưới đây sẽ giúp bạn có được thêm những thông tin hữu ích để bạn tìm hiểu trước chuyến đi tham quan sắp tới.
Review du lịch Bái Đính 2024 mới nhất
Chùa Bái Đính ở đâu, thông tin cơ bản?
+ Năm xây dựng: được xây dựng từ năm 1136, nhưng đến năm khởi công xây dựng lại là năm 2003
+ Năm khánh thành: 2008 (hoàn thành giai đoạn 1)
+ Trụ trì: Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu
+ Diện tích: tổng 539 ha (riêng khu chùa cổ 27 ha, chùa mới 80 ha)
+ Điện thoại hỗ trợ: 091 389 91 35
+ Website: https://www.chuabaidinhninhbinh.vn/
+ Fanpage: https://www.facebook.com/chuabaidinh35
Giờ mở cửa, giá vé dịch vụ tham quan tại chùa Bái Đính
Giá vé tham quan tại chùa Bái Đính
- Vé vào cổng: miễn phí
- Vé xe điện khứ hồi: 60.000VND/người lớn, 40.000VND/trẻ em (1m đến 1,3m)
- Vé xe điện trung chuyển và Bảo Tháp: 220.000VND/người lớn, 160.000VND/trẻ em (bao gồm mỗi người 1 kiểu ảnh 21x15cm)
- Combo vé xe điện khứ hồi và Bảo Tháp: 100.000VND/1 người lớn & 70.000VND/trẻ em
- Xe điện Vip : 3 triệu đồng/ xe bao gồm 1 xe điện riêng (bao gồm vé thăm quan Bảo Tháp, hướng dẫn viên và 1 kiểu ảnh 30 x 45cm).
- Vé tham quan Bảo Tháp: 50.000VND/lượt
Giờ mở cửa của chùa Bái Đính
Từ 6h đến 18h tất cả các ngày
Lịch sử của chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính đã có tuổi đời hơn 1 nghìn năm trước khi đất Ninh Bình là nơi ba triều đại xây dựng đất nước và lập nơi đây làm kinh đô chính là nhà Đinh, Tiền Lê, nhà Lý.
Trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước dưới 3 triều đại này, Phật giáo được tĩn ngưỡng và sùng bái nên khu vực này được các vị vua cho xây dựng nhiều chùa chiền, đình đền cổ, trong đó Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa nổi tiếng hơn cả.
Hiện nay, quần thể chùa Bái Đính gồm hai khu chính:
- Chùa Bái Đính cổ: đây là khu vực nằm trên một ngọn núi cao, có lịch sử hơn 1 nghìn năm, nơi đây có khoảng cách với khu vực chùa mới khoảng 800m. Nhất là chùa Bái Đính cổ được biết tới với việc thờ Phật, thần Cao Sơn và đặc biệt là tín ngưỡng thờ Mẫu được chú trọng trong chùa.
- Chùa Bái Đính mới: khu vực này được xây dựng từ năm 2003 nổi tiếng với kiến trúc đồ sộ, hoành tráng nhưng vẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống thờ Phật giáo.
Địa điểm du lịch Ninh Bình còn được biết tới với nhiều kỷ lục:
- Chùa có bức tượng Phật đồng lớn nhất châu Á;
- Chuông đồng lớn nhất Việt Nam
- Khu hành lang La Hán dài nhất châu Á
- Diện tích chùa rộng nhất Việt Nam.
Hướng dẫn di chuyển tới chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính cách Hà Nội bao nhiêu km?Từ Trung tâm Hà Nội đến chùa Bái Đính khoảng km, sẽ mất khoảng gần 2 giờ đồng hồ để bạn có thể di chuyển đến nơi đây với điều kiện giao thông thuận lợi.
Các bạn có thể lựa chọn các phương tiện di chuyển sau để đến chùa Bái Đính.
- Xe máy: Dành cho bạn nào thích phượt hay đơn giản là muốn tiết kiệm chi phí đi lại thì có thể lựa chọn phương tiện này. Bạn đi theo hướng QL1A qua địa phận Hà Nam đến Ninh Bình rồi theo bảng hướng dẫn tới chùa Bái Đính. Nếu không rõ đường, các bạn nên đi theo google maps nhé.
- Xe khách/ xe Limousine: bạn có thể đến bến xe Nước Ngầm, bến xe Mỹ Đình mua vé đi bến xe Ninh Bình. Từ đó các bạn có thể gợi xe ôm hoặc taxi để đến chùa Bái Đính. Các xe khách các bạn có thể chọn: Nhà xe Quang Thắng, Đông Chín, Cường Hưng, Minh Dũng. Hãng xe Limouse: nhà xe Khánh An Limousine (19002826 – 19008629), Non Nước Ninh Bình (1900636767), Ninh Bình Excursion Transport (1900 8021), Bình Minh Limousine (1900 1531). Riêng hãng X.E Việt Nam đưa bạn đến tận cổng chùa Bái Đính.
- Xe ô tô riêng: đi theo hướng cao tốc Pháp Vân Cầu Giẽ sau đó đến ngã tư Lê Duẩn – Hà Huy Tập rẽ đường Lê Đức Thọ sau đó ra QL1A rồi lên cầu Gián Khẩu nhìn biển chỉ dẫn đến chùa Bái Đính.
- Taxi: Nếu đi nhóm đông, các bạn chỉ việc gọi taxi đưa đón tận nơi, tuy nhiên lại tốn kém nhất.
Chùa Bái Đính có gì đẹp, hình ảnh thực tế?
Tới chùa Bái Đính tham quan chiêm ngưỡng cảnh đẹp ngôi chùa cũng như không gian thiên nhiên xung quanh khiến ai cũng cảm thấy như tâm hồn được thư thái, thoải mái. Những điểm đặc sắc của chùa để bạn tham quan:
+ Đền thờ thánh Nguyễn Minh Không, đây là một trong những thiền sư danh y nổi tiếng thời xưa và cũng là một trong những khu vực không thể bỏ qua khi tham quan chùa.
+ Chuông chùa bằng đồng nặng 36 tấn là chuông chùa lớn nhất Việt Nam.
+ Tượng Phật Thích Ca lớn nhất châu Á, nặng 100 tấn và cao 9,5m.
+ Hang sáng và Động tối là nơi thờ tượng Phật, các vị Thần tiên.
+ Hành lang La Hán dài nhất châu Á: Với pho tượng La Hán với hình dáng khác nhau được tạc bằng đá xanh nguyên khối cao hơn 2m, nặng khoảng 4 tấn và dài đến 3km. Nhưng hành lang La Hán đang gặp rắc rối khi có hàng nghìn du khách ghé thăm và liên tục dùng tay sờ vào các pho tượng ở đây khiến cho những pho tượng bị biến đổi màu, một số pho tượng còn vị gãy cả ngón tay,… mặc dù đã có biển cấm sờ vào tượng Phật nhưng ý thức một số người hành hương vẫn rất kém, gây ảnh hưởng đến mỹ quan của hành lang La Hán.
Chùa Bái Đính là nơi tâm linh, lưu giữ và phát huy gia trị truyền thống đồng thời là nơi có kiến trúc Phật giáo nổi bật nhất ở Miền Bắc nói chung và Ninh Bình nói riêng. Khi tham quan chùa bạn sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị, chiêm ngưỡng những kiến trúc độc đáo ở nơi đây.
Lễ hội chùa Bái Đính diễn ra khi nào, có gì đặc sắc?
Hàng năm, lễ hội chùa Bái Đính được đông đảo người dân địa phương và du khách khắp nơi đến tham quan, hành hương và tham gia vào lễ hội này.
Lễ hội chùa Bái Đính được tổ chức hàng năm, khai mạc từ ngày mùng 6 tết cho tới hết tháng 3 âm lịch.
Lễ hội Chùa Bái Đính gồm 2 phần:
- Phần Lễ: Những ghi thức truyền thống như tưởng nhớ Thánh Nguyễn Minh Không, thắp hương cầu Phật, Lễ tế thần Cao Sơn, Chầu Thánh Mẫu Thượng Ngàn. Nghi thức rước kiệu khi đó các tu sĩ trong chùa sẽ mang bài vị các vị thần và thánh từ trong chùa cổ ra chùa mới.
- Phần Hội: Đây là lúc du khách thưởng thức nhiều tiết mục nghệ thuật như hát Chèo, Xẩm, ca trù, tham gia nhiều trò chơi dân gian, khám phá các hang động đẹp quanh chùa. Đặc biệt tại phần hội còn tái hiện lễ đăng đàn xã tắc của Đinh Tiên Hoàng Đế và lễ tế cờ của vua Quang Trung.
Lễ hội Chùa Bái Đính thu hút đông đảo sự quan tâm của người dân địa phương và khách du lịch. Chùa cũng gây được sự chú ý với công trình kiến trúc đồ sộ, đặc sắc kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.
Khi đến chùa dù tham gia lễ hội hay hành hương, các bạn nên ăn mặc lịch sự, không ăn mặc hở hang, váy dài qua gối, nên đi giày hoặc dép thấp vì đi bộ trong chùa rất nhiều. Bạn có thể đem theo tiền lẻ để thuận tiện cho vào hòm công đức nhé.
Khóa tu tại chùa Bái Đính
Đây là khóa tu nổi tiếng không chỉ với người dân Ninh Bình mà ở khắp nơi cũng đổ về đây tham gia khóa tu. Những người khi tham gia sẽ có cơ hội sống 1 tháng tại không gian yên bình, rời xa cuộc sống hiện tại. Trong khoảng thời gian tu tập, người học sẽ được làm quen và học các pháp môn thiền, tụng kinh, niệm Phật, thực hành các nghi lễ truyền thống trong phật giáo, ăn chay trường.
Những người tham gia còn có cơ hội học các buổi thuyết pháp, triết lý giáo lý Phật Giáo từ các sư thầy có kinh nghiệm. Họ cũng được khuyến khích thực hành sống chậm, tự tâm, suy ngẫm về bản thân và môi trường xung quanh.
Khóa tu không chỉ là hành trình bạn tu dưỡng bản thân mà còn là một cách để bạn rèn luyện tinh thần, thể lực, học cách sống chiêm nghiệm, khiêm tốn và biết ơn với những gì mình đang có. Đây là cách để những ai muốn rời xa cuộc sống xô bồ ngoài kia có thể tìm đến những nơi thanh tịnh cũng như được tìm hiểu sâu hơn về văn hóa Phật giáo.
Review ăn uống khi du lịch Bái Đính
Chùa Bái Đính có được mang đồ ăn vào không? Câu trả lời là có, tuy nhiên bạn chỉ được mang một chút đồ ăn nhẹ, nước uống để đỡ mệt trong khi di chuyển thôi. Nếu bạn muốn ăn uống, nghỉ ngơi thì các bạn có thể tìm đến các quán nước gần ngay cạnh chùa để nghỉ ngơi nhé, giá cả ở đây phải chăng, nhưng vào mùa du lịch thì khá đắt đỏ.
Nếu muốn ăn trưa gần Chùa Bái Đính, các bạn có thể tham khảo một số quán ăn sau đây:
+ Nhà hàng Toàn Phán: Bái Đính – Cúc Phương, Gia Sinh, Gia Viễn,Tỉnh Ninh Bình, mở cửa 6h – 23h, Đt: 0344781623
+ Nhà hàng Thăng Long: Tràng An, Chi Phong, Hoa Lư, Ninh Bình, mở cửa 7h – 22h30, ĐT: 0975155458 (nhà hàng này tuy hơi xa chùa Bái Đính nhưng nổi tiếng và có bãi để xe ô tô rộng rãi, thích hợp phục vụ khách đoàn).
+ Nhà hàng Tiến Thắm: Đường 340, Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình, mở cửa 6h – 22h, ĐT: 0335995818
+ Nhà Hàng Mạnh Cương: Số 491 Cầu Đen, Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình, mở cửa 7h – 21h, Đt: 0387292688
+ Bai Dinh Viet’s Choice Restaurant: Xóm 4, Gia Viễn District, Ninh Bình, mở cửa 7h30 – 22h30, ĐT: 0979618698
+ Nhà hàng Lâm Dê Cs1: khu ẩm thực cầu Đen -Đường Du Lịch Bái Đính Tràng An – Ninh Bình, mở cửa 6h – 23h, ĐT: 097 6515122
Lưu ý khi đi du lịch chùa Bái Đính
Để chuyến đi du lịch Chùa Bái Đính suôn sẻ, các bạn nên lưu ý một vài điều sau:
- Trang phục lịch sự, không ăn mặc hở hang, mặc váy dài qua gối. Nên đi giày hoặc dép thấp để dễ di chuyển.
- Không nên cười đùa, nói tục khi trong khuôn viên chùa.
- Không hút thuốc trong chùa.
- Không sờ vào các tượng phật, không leo trèo lên cây hay tượng Phật để chụp ảnh.
- Nếu đi đoàn đông các bạn có thể thuê xe điện đi cho dễ dàng, thuê hướng dẫn viên để được thuyết trình hiểu hơn về các khu vực trong chùa.
- Mùa lễ hội, mùa xuân là thời điểm chùa Bái Đính đón lượng khách đông nhất nên giá cả đều tăng cao và tình trạng trộm cắp cũng xuất hiện nên bạn hãy tự bảo vệ tài sản của mình nhé.
Một vài câu hỏi liên quan tới chùa Bái Đính
+ Chùa Bái Đính nằm ở Tỉnh Nào? Chùa Bái Đính nằm ở tỉnh Ninh Bình.
+ Chùa Bái Đính thờ ai? Trong chùa thờ các vị Phật, động thờ mẫu, điện thờ Đức Thánh Cao Sơn, điện thờ Đức Thánh Nguyễn Minh Không.
+ Chùa Bái Đính có cáp treo không? Câu trả lời là KHÔNG, bạn có thể thuê xe điện hoặc đi bộ tham quan chùa.
+ Chùa Bái Đính mới của ai, do ai làm chủ đầu tư? Ông Nguyễn Văn Trường (SN 1963, là doanh nhân giàu có tại Ninh Bình), ông còn được biết đến với tên Xuân Trường.
+ Chùa Bái Đính cổ có bao nhiêu bậc thang? Tại chùa Bái Đính Cổ là 300 bậc.
+ Chùa Bái Đính có bao nhiêu vị La Hán? Câu trả lời là 500 vị La Hán
+ Chùa Bái Đính có phải di tích lịch sử không? Khu di tích chùa Bái Đính cổ là di tích lịch sử thôi, còn phần chùa mới xây thì không được tính. Đến năm 1997, chùa Bái Đính Cổ được công nhận là di tích lịch sử văn hóa cách mạng cấp quốc gia.
Hình ảnh của chùa Bái Đính cổ có thể bạn quan tâm:
Tham khảo thêm bài viết:
Những Review Chùa Bái Đính trên đây hy vọng các bạn đã có thêm những thông tin bổ ích cho chuyến du lịch sắp tới. Nếu có câu hỏi thắc mắc gì các bạn có thể gửi câu hỏi dưới phần bình luận để chúng mình có thể giải đáp sớm nhất cho bạn.