Là một trong những địa điểm du lịch hàng đầu ở Quảng Ninh và cũng là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng hàng đầu Việt Nam. Núi Yên Tử hấp dẫn rất nhiều du khách và phật tử bởi vẻ đẹp tự nhiên cũng như văn hóa Phật giáo nơi đây. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về ngôi chùa này thì hôm nay, mình sẽ review du lịch Yên Tử chi tiết về lịch sử, hướng dẫn đường đi, giá vé, điểm tham quan, ăn uống…từ A-Z nhé!
Review du lịch Yên Tử Quảng Ninh 2024
Thông tin chung của Yên Tử
Núi Yên Tử – một ngọn núi nằm giữa địa phận tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Bắc Giang, thuộc dãy Đông Triều của Đông Bắc Việt Nam.
Nói tới Yên Tử là người ta sẽ nghĩ ngay tới Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử – nơi linh thiêng với nhiều di tích lịch sử, sở hữu nhiều giá trị văn hóa cùng với vẻ đẹp thiên nhiên ấn tượng. Và Chùa Yên Tử cũng là một trong những ngôi chùa linh thiêng nổi tiếng hàng đầu Việt Nam.
Bạn có thể xem thêm hình ảnh vị trí của Yên Tử dưới đây:
Thông tin chung về Núi Yên Tử:
♦ Website chùa Yên Tử: http://www.truclamyentu.com.vn/
♦ Fanpage chùa Yên Tử: https://www.facebook.com/chuayentuquangninh/
Lịch sử hình thành và phát triển của Yên Tử
Yên Tử là một dãy núi nằm ở tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam, nổi tiếng với vai trò là trung tâm Phật giáo quan trọng và có một lịch sử lâu đời, gắn liền với sự hình thành và phát triển của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử. Dưới đây là tóm tắt về lịch sử của Yên Tử:
Thời kỳ tiền Phật giáo
Trước khi trở thành trung tâm Phật giáo, Yên Tử đã là một địa danh tự nhiên nổi tiếng với cảnh quan hùng vĩ và linh thiêng. Các vị vua và quan lại thời phong kiến thường đến đây để cầu phúc và thư giãn.
Thời kỳ Lý – Trần
- Triều đại nhà Trần (thế kỷ 13): Đây là giai đoạn quan trọng trong lịch sử Yên Tử. Vua Trần Nhân Tông, sau khi từ bỏ ngôi vua vào năm 1299, đã lên núi Yên Tử tu hành và thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, một dòng thiền độc đáo của Việt Nam. Ông được tôn kính là Trúc Lâm Đầu Đà, tức vị tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm.
- Thiền phái Trúc Lâm: Dưới sự dẫn dắt của Trần Nhân Tông, Yên Tử trở thành trung tâm tu hành và đào tạo của Thiền phái Trúc Lâm. Hai vị tổ sư kế tiếp là Pháp Loa và Huyền Quang cũng đóng góp quan trọng vào sự phát triển của Phật giáo Trúc Lâm.
Thời kỳ Lê – Nguyễn
- Trong các triều đại Lê và Nguyễn, Yên Tử tiếp tục là trung tâm Phật giáo quan trọng. Nhiều ngôi chùa, am tháp được xây dựng và tu bổ. Các vua chúa và quan lại thường đến Yên Tử để hành hương và cúng bái.
Thời kỳ hiện đại
- Sau năm 1945: Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Yên Tử vẫn giữ được vai trò quan trọng trong văn hóa và tâm linh của người Việt Nam.
- Thời kỳ đổi mới: Từ những năm 1990, Yên Tử được trùng tu và phát triển mạnh mẽ, trở thành điểm du lịch và hành hương nổi tiếng. Các công trình như chùa Đồng, chùa Hoa Yên, và tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được tu bổ và xây dựng lại để thu hút du khách.
Di sản văn hóa
Yên Tử không chỉ là nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp mà còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa và kiến trúc có giá trị. Các ngôi chùa, am tháp, và các di tích lịch sử tại Yên Tử đều phản ánh sự phát triển của Phật giáo Việt Nam qua các thời kỳ.
Nên du lịch Yên Tử vào thời gian nào?
Theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử, thời điểm lý tưởng nhất để đi du lịch nơi đây là vào lễ hội Yên Tử, cũng trùng với 3 tháng đầu năm âm lịch.
Lễ hội Yên Tử diễn ra hàng năm từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Tuy nhiên có một vài ngày đại lễ quan trọng trong năm tại Yên Tử bạn cần lưu ý đó là:
- Ngày 23/01 âm lịch: Giỗ Đệ tam Tổ Huyền Quang
- Ngày 18/02 âm lịch: Giỗ Thiền sư Chân Nguyên
- Ngày 03/03 âm lịch: Giỗ Đệ nhị Tổ Pháp Loa
- Ngày 15/04 âm lịch: Đại Lễ Phật Đản
- Ngày 15/07 âm lịch: Đại Lễ Vu Lan
- Ngày 1/10 âm lịch: Quốc Giỗ Đệ nhất Tổ Trúc Lâm Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông.
Mặc dù vậy thì du lịch Yên Tử mùa lễ hội sẽ khá là đông đúc, bạn có thể phải xếp hàng vào làm lễ và mọi thứ sẽ phải chờ đợi lâu hơn, thậm chí còn phải chen chúc nếu đi vào những ngày chính của lễ hội hoặc ngày cuối tuần.
Bên cạnh đó khi đi tham quan Yên Tử thì bạn sẽ phải leo bộ rất nhiều, bạn không nên đi vào mùa hè bởi thời tiết nóng bức sẽ mất nước và mệt hơn. Mùa xuân và mùa thu là những thời gian có thời tiết thích hợp cho bạn đi tham quan Yên Tử.
Tây Yên Tử và Đông Yên Tử khác nhau ở đâu?
Nếu bạn chưa từng đến Yên Tử, có thể nhầm lẫn giữa Tây Yên Tử và Đông Yên Tử. Tại sao lại có sự phân chia này, chúng khác nhau thế nào, nên đi Tây Yên Tử hay Đông Yên Tử? Chúng mình sẽ giải đáp cho bạn nhé.
- Đông Yên Tử còn gọi là khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử, nằm ở sườn Đông dãy núi Yên Tử, thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, nằm gần đường 18A,
- Tây Yên Tử là khu di tích và danh thắng Tây Yên Tử, khu này bao gồm hệ thống các di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh ở sườn Tây và Bắc dãy núi Yên Tử, thuộc địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Hệ thống di tích Tây Yên Tử và Đông yên Tử cùng khu di tích lịch sử Nhà Trần đã tạo thành Quần thể di tích danh thắng Yên Tử đang được lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2017.
Theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử của chúng mình, nếu bạn muốn đi Legacy Yên thì khu nghỉ dưỡng này thuộc phía Đông trên địa bàn Thượng Yên Công, Uông Bí, Quảng Ninh.
Đường đi từ Hà Nội đến Yên Tử, Quảng Ninh
Chùa Yên Tử cách Hà Nội 130km nên bạn có thể đi xe khách hoặc đi ô tô riêng, xe máy để phượt đến đây.
Du lịch Yên Tử bằng xe khách
Tất cả các tuyến xe Hà Nội – Quảng Ninh – Hạ Long đều đi qua Yên Tử. Bạn có thể bắt xe khách từ bến xe Mỹ Đình để đến Yên Tử. Các nhà xe bạn có thể chọn là Đức Phúc, Ka Long, Kumho Viet Thanh, Văn Minh…
Theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử 1 ngày, bạn nên đi từ Hà Nội từ 4 giờ sáng khi đến Yên Tử khoảng 8h sáng, bạn sẽ có một ngày tham quan trọn vẹn ở đây.
Nếu không rõ đường đi, bạn hãy dặn phụ xe cho xuống đường đi Yên Tử, xe sẽ cho bạn dừng ở chân đền Trình rồi từ đây các bạn bắt xe ôm đến Yên Tử. giá mỗi lần là 40.000VND đối với ngày thường.
Du lịch Yên Tử bằng xe máy, ô tô
Nếu bạn tự tin với tay lái của mình và biết đường đi thì bạn có thể đi theo các đoạn đường sau:
+ Di chuyển theo hướng Hà Nội – Uông Bí: Đi theo hướng cầu Chương Dương – Nguyễn Văn Cừ – Ngô Gia Tự – Hà Huy Tập- Từ Sơn (Bắc Ninh), sau đó đi tiếp quốc lộ 18. Đến đền Trình bạn có thể nghỉ ngơi rồi sau đó đi tiếp đến Yên Tử.
+ Di chuyển theo đường Hà Nội – Hải Phòng: Theo quốc lộ 5, tới km 14 QL 5 khoảng 94km, tới Quán Toan. Từ đây đi thẳng và rẽ bên trái ở đoạn ngã 3 thứ nhất và rẽ tiếp bên trái ở ngã 4 tiếp theo. Tổng đoạn này là 6km là bạn tới chân cầu Kiền, đi theo QL 10 đến đoạn rẽ trái khoảng 2km thì đến đền Trình Yên tử.
Hướng dẫn cách lên núi Yên Tử
Để lên núi Yên Tử bạn có thể đi cáp treo hoặc đi bộ leo núi. Theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử một ngày, để tiết kiệm thời gian tham quan vui chơi ở đây bạn nên chọn đi cáp treo để tiết kiệm thời gian cũng như đảm bảo sức khỏe của mình.
– Cáp treo: Hệ thống cáp treo vượt quãng đường 1.2km lên tới độ cao 450m chùa Hoa Yên. Ở đây bạn sẽ vãn cảnh núi rừng, ngắm nhìn những hàng cây tùng trăm tuổi dưới chân núi.
Giá vé tham quan, vé cáp treo Yên Tử tháng 10/2024
- Vé cáp treo Yên Tử 1 tuyến 1 chiều: 180k/vé
- Vé cáp treo Yên Tử 1 tuyến khứ hồi: 260k/vé
- Vé cáp treo Yên Tử 2 tuyến 1 chiều: 260k/vé
- Vé cáp treo Yên Tử chiều xuống tuyến 1+2: 260k/vé
- Vé cáp treo Yên Tử 2 tuyến khứ hồi: 320k/vé
Lưu ý: Trẻ em dưới 6 tuổi (cao dưới 1m2), tăng ni, thương binh (xuất trình thẻ), người già trên 70 tuổi (mang theo giấy tờ tùy thân), sẽ được miễn phí vé.
– Theo đường bộ:
Nếu bạn có sức khỏe tốt và muốn thử cảm giác leo núi từng bậc thang đi lên trên đỉnh núi Yên Tử thì có thể đi bộ. Quãng đường dài 6k, đã được gia cố bởi nghìn bậc đá xếp khá cao, len lỏi theo tuyến đường mòn trước đó đi xuyên qua rừng. Bạn nhớ đem theo nước lọc, đồ ăn để lúc nghỉ ngơi có thể ăn nhé.
Các địa điểm du lịch ở Yên Tử
– Chùa Giải Oan và suối Giải Oan: Hai địa điểm này có cây cầu dài 10m, kiến trúc không cầu kỳ nhưng toát lên vẻ cổ kính. Đây là nơi do vua Trần Nhân Tông cho xây dựng để giải oan cho những phi tần, mỹ nữ đã vì mình mà chết.
Phía trước sân chùa có nhiều khóm loa kèn màu hoàng yến chen lẫn màu trắng mịn. Xung quanh chùa có 6 ngọn tháp, lớn nhất là tháp mộ vua Trần Nhân Tông, hai bên là tháp mộ sư Pháp Loa và sư Huyền Quang.
Chùa Giải Oan, còn gọi là chùa Hạ, là một trong ba ngôi chùa chính trên núi Yên Tử (chùa Trung là chùa Hoa Yên; chùa Thượng là chùa Đồng). Đây là ngôi chùa đầu tiên bạn nhìn thấy trong hành trình chinh phục đỉnh Yên Tử, có cấu trúc chữ ĐINH bao gồm 5 gian và hậu cung.
– Chùa một mái: Ngôi chùa có cấu trúc độc đáo, gồm ba gian thờ gồm bàn thờ Tổ, bàn thờ Tam Bảo và bàn thờ Hậu. Ở đây lưu truyền về sự tích “dòng sữa” và “đụn gạo”.
– Chùa Hoa Yên có tên gọi khác là chùa Cả, chùa Phù Vân. Nằm ở độ cao 543m, với nhiều hàng cây tùng cổ xưa, được trồng từ lúc vua Nhân Tông lên tu hành Yên Tử.
– Chùa Đồng: Ngôi chùa uy nghiêm tọa lạc trên độ cao 1.068m, được xây dựng dưới thời Hậu Lê. Ngày nay chùa đã được tu sửa nhiều lần những vẫn giữ được nét cổ kính xưa. Chùa được đúc bằng đồng nguyên khối với chiều dài 4.6m và rộng 3.6m cao 3.35m nặng đến hơn 70 tấn. Ở đây như một đài sen thờ Phật và ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm.
Theo review du lịch chùa Yên Tử, bạn có thể đi trong ngày và tham quan hết các địa điểm trên hành trình như: tượng đá Yên Kỳ Sinh, am Ngọa Vân, bàn cờ tiên, tháp Tổ, chùa Bảo Sái, các khu du lịch sinh thái Thác Vàng, Thác Bạc. Đặc biệt là thiền viện trúc lâm Yên Tử.
Du lịch Yên Tử bằng cáp treo tiết kiệm thời gian nên dự tính bạn có thể tham quan Yên Tử tới 15h là có thể lên xe để về Hà Nội.
Khóa tu của chùa Yên Tử
Dù là người lớn hay trẻ em đều có thể đăng ký những khóa tu tại chùa Yên Tử. Khóa tu ở chùa Yên Tử mang đến cho người tham gia một trải nghiệm tâm linh sâu sắc, giúp họ tìm về sự bình an và thanh tịnh trong tâm hồn. Dưới đây là những điểm nổi bật mà một khóa tu tại chùa Yên Tử có thể mang lại:
♦ Thiền định và tụng kinh
- Thiền định: Khóa tu thường bắt đầu và kết thúc mỗi ngày bằng các buổi thiền định, giúp người tham gia tĩnh tâm, rèn luyện sự tập trung và thanh lọc tâm hồn.
- Tụng kinh: Học viên sẽ tham gia các buổi tụng kinh, nghe giảng pháp và học cách áp dụng các lời dạy của Phật trong cuộc sống hàng ngày.
♦ Học về giáo lý Phật giáo
- Giảng pháp: Các khóa tu thường có các buổi giảng pháp do các thầy trụ trì hoặc các sư thầy có kinh nghiệm thực hiện. Nội dung giảng pháp bao gồm giáo lý cơ bản của Phật giáo, các bài học về đạo đức và cách thức tu tập.
- Thảo luận: Sau các buổi giảng pháp, học viên có cơ hội thảo luận, đặt câu hỏi và chia sẻ những trải nghiệm cá nhân liên quan đến việc tu học.
♦ Thực hành nghi lễ: Người tham gia sẽ được hướng dẫn và tham gia vào các nghi lễ Phật giáo truyền thống như lễ cầu an, lễ cúng dường, và lễ bái sám hối.
♦ Sinh hoạt cộng đồng
- Hoạt động chung: Khóa tu tổ chức nhiều hoạt động chung như làm việc từ thiện, lao động công ích, và các hoạt động cộng đồng khác. Điều này giúp tạo sự gắn kết và hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng tu học.
- Sống chung: Người tham gia sẽ sống chung trong một môi trường tu học thanh tịnh, giúp họ rèn luyện tính kiên nhẫn, lắng nghe và chia sẻ.
♦ Khám phá thiên nhiên và di tích
- Tham quan các di tích: Yên Tử là nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa quan trọng. Trong thời gian tu tập, người tham gia có thể tham quan các ngôi chùa, am tháp, và các địa danh nổi tiếng như chùa Đồng, chùa Hoa Yên, tháp Huệ Quang.
- Hòa mình với thiên nhiên: Khóa tu thường tổ chức các buổi đi dạo, leo núi, giúp người tham gia tận hưởng không khí trong lành và cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp của Yên Tử.
♦ Ăn uống và sinh hoạt theo chế độ tu hành
- Chế độ ăn uống: Người tham gia sẽ ăn chay theo chế độ tu hành, thường là ba bữa mỗi ngày. Các bữa ăn đơn giản, thanh đạm nhưng đầy đủ dinh dưỡng, giúp thanh lọc cơ thể và tâm trí.
- Quy tắc sinh hoạt: Khóa tu có các quy tắc sinh hoạt nghiêm ngặt như giữ gìn vệ sinh chung, thực hiện giờ giấc quy định, và tuân thủ các quy tắc về hành vi, lời nói.
♦ Hỗ trợ từ các thầy và sư cô: Các thầy và sư cô sẽ luôn bên cạnh hướng dẫn và hỗ trợ người tham gia trong suốt quá trình tu học. Họ sẽ giúp giải đáp các thắc mắc và chia sẻ kinh nghiệm tu tập.
Khóa tu ở chùa Yên Tử không chỉ giúp người tham gia tìm lại sự bình yên trong tâm hồn mà còn mang lại nhiều bài học quý giá về cuộc sống, giúp họ sống an lạc và hạnh phúc hơn. Bạn có thể xem thông tin cụ thể về ngày mở các khóa tu của chùa Yên Tử trên fanpage chính thức của chùa.
Gợi ý lịch trình du lịch Yên Tử 2 ngày 1 đêm
Ngày 1:Xuất phát từ Hà Nội đi Uông Bí, mất khoảng 3 tiếng là tới Uông Bí nếu đi cao tốc Hà Nội – Hảo Phòng. Sau đó, tranh thủ ghé qua chùa Ba Vàng ở núi Thành Đẳng, P. Quang Trung, Uông Bí. Tối nghỉ ở Uông Bí để tiện ăn uống hoặc có thể di chuyển đến khu vực chân núi Yên Tử và ngủ lại đó sáng sớm sẽ đi tham quan Yên Tử.
Ngày 2: Đến Yên Tử vào sáng sớm, vừa mát mẻ vừa kịp thời gian tham quan hết các địa điểm rồi đi xuống núi, dự kiến mất khoảng 5-6 tiếng để lên tới đỉnh. Còn chiều thì đi cáp treo xuống sau đó bắt xe khách quay trở về Hà nội.
Nếu bạn có thời gian hơn và không sợ mệt thì có thể đi theo lịch trình dưới đây, lịch trình này hợp với những bạn thích phượt và có sức khỏe tốt. Bạn cần chuẩn bị sẵn thực phẩm, nước uống và lều trại cho 1 ngày 1 đêm.
Ngày 1: Đầu tiên, bạn xuất phát từ Hà Nội đi thị xã Đông Triều, tới đây rồi thì ghé vào Đền An Sinh tham quan. Sau khi vào đền thì tới điểm tiếp theo là Hồ Bến Châu và gửi xe, bắt đầu chinh phục Tây Yên Tử, về am Ngọa Vân.
Sau khi được đưa qua bờ bên kia của hồ, bạn tiếp tục đi bộ để lên am Ngọa Vân sau đó tiếp tục đến Bãi đá Chồng. Đi bộ đến chiều tối tới Am Ngọa Vân bạn có thể xin tá túc tại chùa hoặc không có chỗ nghỉ thì tìm một bãi đất trống trong sân chùa dựng lều ở qua đêm.
Ngày 2: Dậy sớm đi từ Am Ngọa Vân xuống lại dưới núi theo đường Trại Lốc, hoặc quay lại bằng đường cũ hôm qua. Đến đây nếu còn nhiều thời gian, bạn có thể ghé Côn Sơn – Kiếp Bạc Hải Dương trước khi về Hà Nội.
Review ăn uống khi du lịch Yên Tử
Ăn gì khi du lịch Yên Tử? Khi du lịch Yên Tử, bạn không thể bỏ qua món măng trúc luộc chấm muối vừng, đặc sản chỉ có ở Yên Tử. Ngoài ra, ở đây cũng có nhiều món ăn chay hấp dẫn tại các quán hàng ven chân núi. Theo kinh nghiệm du lịch Yên Tử bạn nên hỏi giá trước khi gọi đồ nhé. Nhớ đừng quên thử món canh gà rượu Bâu thơm ngon.
Những lưu ý cần nhớ khi du lịch Yên Tử
Một số lưu ý du lịch Yên Tử bạn cần nhớ:
- Nên mang theo nước, đồ ăn nhẹ trên hành trình di chuyển bằng đường bộ;
- Nếu đi vào mùa đông nhớ mặc ấm, mùa hè cũng cần mang theo một chiếc áo khoác mỏng vì lên trên cao sẽ khá lạnh;
- Hỏi giá trước khi mua bất kì vật dụng, đồ ăn ở đây tránh bị chặt chém;
- Không mua các loại cây cối dọc đường lên Yên Tử tránh lừa đảo, cây cối ở đây thường không được kiểm chứng.
- Vào mùa du lịch nên cẩn thận tư trang đồ đạc tránh mất cắp vì thời điểm này rất đông khách du lịch đến Yên Tử tham quan vãn cảnh nên nhiều kẻ xấu lợi dụng sơ hở để ăn trộm lừa đảo.
Đây là những kinh nghiệm, review du lịch chùa Yên Tử – Quảng Ninh trong một ngày, chi tiết nhất để bạn tham khảo. Hy vọng sẽ giúp bạn có chuyến viếng thăm Yên Tử an toàn và thuận lợi. Chúc bạn có chuyến đi vui vẻ!