Hoàng Thành Thăng Long là một trong những địa điểm du lịch lịch sử ở Hà Nội nổi tiếng mà bất kì du khách nào khi đến Hà Nội cũng đều muốn tới tìm hiểu và chiêm ngưỡng những hiện vật cổ xưa ở nơi đây. Bài viết này Wikidulich sẽ đưa đến cho các bạn những kinh nghiệm tham quan Hoàng Thành Thăng Long 2024 để bạn có thông tin bổ ích trước chuyến đi sắp tới.
Kinh nghiệm tham quan Hoàng Thành Thăng Long 2024
Hoàng thành Thăng Long ở đâu, nằm trên phố nào?
- Địa chỉ: 19C Hoàng Diệu, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội
- Số điện thoại liên hệ là (+84) 243.734.5427
- Website: www.hoangthanhthanglong.vn.
Hoàng Thành Thăng Long nằm trên đường Hoàng Diệu đối diện là số nhà 30 của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, gần với tượng đài Bắc Sơn, cách Văn Miếu Quốc Tử giám 2km, Lăng Bác 1.5km, nên bạn có thể kết hợp tham quan các địa điểm du lịch gần đó.
Hoàng thành Thăng Long nằm giáp với 4 con đường lớn trong nội thành Hà Nội là một trong số đó có hai con đường được mệnh danh là đẹp nhất ở Hà Nội là đường Phan Đình Phùng và đường Hoàng Diệu, hai con đường còn lại là đường Điện Biên Phủ và đường Nguyễn Tri Phương.
- Phía Đông giáp với đường Nguyễn Tri Phương.
- Phía Tây giáp với đường Hoàng Diệu.
- Phía Nam giáp với đường Điện Biên Phủ.
- Phía Bắc giáp với đường Phan Đình Phùng.
4 con đường này rộng rãi, ít khi xảy ra tình trạng kẹt xe, nên việc di chuyển đến Hoàng Thành Thăng Long rất thuận lợi dù bạn có đi bằng phương tiện cá nhân hay đi xe bus, taxi cũng đều rất dễ.
Nếu muốn tiết kiệm chi phí, các bạn có thể đi xe bus số 22A, 45, 50 với điểm dừng gần Tượng Đài Bắc Sơn, đi bộ khoảng 100m là đến Hoàng Thành Thăng Long. Hoặc bạn có thể đi xe 9A và 41 xuống điểm dừng đầu tiên tại Điện Biên Phủ và đi bộ khoảng 200m là đến Hoàn Thành Thăng Long.
Thông tin về Hoàng Thành Thăng Long
Địa điểm du lịch ở Hà Nội này là một di sản văn hóa quan trọng ở Việt Nam nằm ngay tại trung tâm thành phố đây là khu di tích lịch sử có giá trị to lớn từng là trung tâm chính trị của các nước Đại Việt hiện vẫn còn lưu giữ nhiều chứng tích có niên đại hàng thập kỷ.
Hoàng Thành Thăng Long xây dựng năm nào? Công trình được xây dựng từ thế kỷ VII thời Đinh – Tiền Lê. Đây là một trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa của thời Lý Trần, Lê trong suốt 13 thế kỷ. Bởi vậy nơi đây lưu giữ nhiều văn hóa, phong tục tập quán của các triều đại phong kiến Việt Nam.
Diện tích của Hoàng thành Thăng Long là bao nhiêu?
Hoàng thành Thăng Long hiện nay chỉ là những di tích còn sót lại, không được giữ nguyên kích thước ban đầu trong lịch sử khi mới hình thành, đặc biệt sau nhiều giai thoại lịch sử và biến cố, Hoàng Thành đã bị ảnh hưởng từ quá trình đô thị hóa khá nhiều. Nhưng khu vực chính nơi tìm ra nhiều di tích khảo cổ bao gồm cả khu vực khảo cổ và các công trình được bảo tồn hiện đang chiếm diện tích lớn quan trọng giữa lòng thủ đô.
Khu vực trung tâm nơi phát hiện nhiều di tích lịch sử quan trọng khoảng 19 nghìn mét vuông. Nhưng toàn bộ khu bao tàng và di tích mở rộng hơn bao gồm cả khu vực xung quanh có giá trị lịch sử văn hóa ý nghĩa lớn.
Diện tích Hoàng Thành Thăng Long dù không được giữ nguyên nhưng khu di tích vẫn mang tầm ảnh hưởng quan trọng về mặt lịch sử và văn hóa là nơi bảo tồn và khu trưng bày hiện vật có giá trị lớn và dấu tích của các triều đại phong kiến xưa.
Tóm tắt lịch sử của Hoàng Thành Thăng Long
Để hiểu về Hoàng thành Thăng Long, các bạn có thể tham khảo qua lịch sử Việt Nam qua nhiều thế kỷ dưới đây gắn liền với di tích lịch sử này.
- Thế kỷ VII – X: Đây là thời kỳ mở đầu của Hoàng Thành Thăng Long, mặc dù có nguồn gốc sớm từ thế kỷ thứ VII dưới triều Đinh – Tiền Lê nhưng thời thịnh vượng nhất của nơi đây phải tới triều đại Lý.
- Triều Đại Lý (1010): Sau khi Vua Lý Thái Tổ, Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư đến Thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long vào năm 1010 đã cho xây dựng nơi đây làm trung tâm chính trị, văn hóa của Đại Việt.
- Triều Đại Trần và Lê: Ở hai triều đại này, Hoàng Thành Thăng Long vẫn phát triển, được tu bổ thêm một số công trình nhằm bảo vệ hoàng cung nghiêm ngặt hơn.
- Thời Kỳ Suy Thoái (1516 – 1788): dưới thời nhà Mạc và Lê Trung Hưng từ năm 1516 đến 1788, Hoàng Thành Thăng Long bị tàn phá nặng nề do chiến tranh và suy thoái kinh tế.
- Triều Đại Nguyễn và Thời Kỳ Pháp Thuộc: Vào cuối thế kỷ XVIII, Hoàng Thành được vua Quang Trung chuyển thành thành Bắc sau khi ông rời đô về Phú Xuân. Dưới triều Nguyễn, Hoàng Thành ít sử dụng hơn. Đến thời Pháp Thuộc nhiều phần ở nơi đây bị phá hủy để xây dựng lô cốt, các công trình mới để phục vụ mục đích xâm chiếm Việt Nam của đế chế thực dân.
- Phục Hưng và Bảo Tồn (Thế kỷ 20 – 21): Năm 2002, trong thời gian khai quật, nhiều di tích khảo cổ, các vật phẩm quan trọng của hoàng thành Thăng Long được phát hiện và làm sáng tỏ thêm nhiều lịch sử của khu vực này.
- Di sản Thế giới (2010): Vào năm 2010 Hoàng Thành Thăng Long được UNESCO công nhận di sản văn hóa Thế Giới, điểm nhấn quan trọng trong sự phát triển của lịch sử, văn hóa Việt Nam.
Hoàng Thành Thăng Long là một minh chứng cho sự hình thành vầ phát triển của Việt Nam qua nhiều thế kỷ, nơi đây thể hiện được tinh thần, văn hóa, kinh tế của dân tộc ta qua các thời kỳ lịch sử.
Giá vé, giờ mở cửa Hoàng Thành Thăng Long 2024
Giá vé vào cửa Hoàng thành Thăng Long 2024:
- Người lớn: 30.000VND/vé
- Học sinh sinh viên, người già trên 60 tuổi, trẻ em: 15.000VND/vé
Giờ mở cửa: 8h-11h30/14h-17h Các ngày trong tuần trừ thứ 2.
Bản đồ toàn cảnh Hoàng Thành Thăng Long
Kinh nghiệm tham quan Hoàng thành Thăng Long dưới đây là bản đồ Hoàng Thành Thăng Long để có thể dễ dàng di chuyển và khám phá.
Hoàng Thành Thăng Long có nhiều khu vực mỗi khu vực đều mang những giá trị lịch sử riêng biệt.
- Đoan Môn (Cổng Chính): Cổng chính của Hoàng Thành từng là nơi tiếp đón sứ giả các nước, các quan chức quan trọng.
- Cột Cờ: cột cờ của Hoàng Thành, đây là nơi có ý nghĩa quan trọng, biểu tượng trong các sự kiện lễ hội thời phong kiến.
- Khu Di Tích Khảo Cổ Học: Đây là nơi chuyên gia khảo cổ đã phát hiện ra nhiều di tích quan trọng bao gồm các tầng văn hóa lịch sử các triều đại phong kiến.
- Hậu Lâu (Tháp Cảnh): Nơi canh gác và quan sát, điểm này có thể giúp người canh gác nhìn được mọi góc từ xa.
- Đình Diên Thọ:Nơi tổ chức các nghi lễ của triều đình
- Kính Thiên Điện: đây là nơi quan trọng nhất của triều đình tuy nhiên đã bị tàn phá hoàn toàn và hiện chỉ còn nền móng.
- Nhà D67: nơi Bộ Chính trị, bộ Quốc Phòng và Quân uỷ Trung ương đã đưa ra nhiều quyết định lịch sử trong cuộc cách mạng Việt Nam.
- Cửa Bắc: nằm trên mặt đường Phan Đình Phùng, đây là một trong 5 cổng chính của thành Hà Nội hiện còn vết tích của 2 viên đại bác do Pháp bắn từ thuyền trên sông Hồng năm 1882 vào thành.
- Các Khu Vực Khác: Bao gồm hồ nước, các khu vườn và các di tích nằm rải rác trong khuôn viên rộng lớn của Hoàng Thành.
Mỗi một khu vực đều chứa đựng nhiều câu chuyện lịch sử trong đó, phản ánh cuộc sống, tập quán của người dân Thăng Long xưa.
Hoàng Thành Thăng Long có gì khám phá?
Những điểm nổi bật ở Hoàng Thành Thăng Long để bạn khám phá:
- Di Sản Văn Hóa Thế Giới UNESCO: Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào năm 2010 nhằm công nhận tầm quan trọng của hoàng thành trong sự phát triển của lịch sử Việt Nam qua các triều đại.
- Giá Trị Lâu Đời: Đây là trung tâm chính trị, văn hóa của Việt Nam qua nhiều triều đại phong kiến ở Việt Nam.
- Kiến Trúc và Khảo Cổ Học: Nhiều công trình kiến trúc, vật phẩm, hiện vật, di tích được phát hiện trong Hoàng Thành Thăng Long.
- Các Di Tích và Hiện Vật Độc Đáo: Đoan Môn, Hậu Lâu, Cột Cờ, Kính Thiên Điện, Đình Diên Thọ và rất nhiều tàn tích và các hiện vật được phát hiện và trưng bày bên trong hoàng thành.
- Văn Hóa và Phong Tục: Bên Hoàng Thành vẫn lưu giữ nhiều hiện vật phản ánh các phong tục, tập quán của người dân Việt Nam qua nhiều giai đoạn lịch sử.
- Khu Vực Khảo Cổ Học: Đây là nơi đã phát hiện nhiều dấu vết quan trọng của các kỷ nguyên trong lịch sử Việt Nam.
- Trung Tâm Giáo Dục: Nơi bạn có thể tìm hiểu về lịch sử và văn hóa Việt Nam.
Địa điểm du lịch Hà Nội này có giá trị lịch sử văn hóa và phát triển đất nước sâu sắc. Mang lại nhiều trải nghiệm thú vị trong chuyến tham quan Hoàng Thành Thăng Long.
Lưu ý khi đi Hoàng Thành Thăng Long
Để chuyến tham quan Hoàng Thành Thăng Long diễn ra suôn sẻ bạn nên lưu ý những điều sau:
- Nên kiểm tra thời gian mở cửa, vé vào cổng trước khi đến Hoàng Thành.
- Nên tìm hiểu trước về hoàng thành, các địa điểm được tham quan, chụp hình. Một số khu vực bị cấm chụp hình các bạn cũng cần lưu ý.
- Không mang theo chất cấm, chất gây nổ khi đến đây.
- Mang theo máy ảnh, điện thoại thông minh để lưu lại những kỷ niệm đẹp khi vào Hoàng Thành.
- Không chạm vào các hiện vật và cấm leo trèo lên các di tích.
- Bên trong Hoàng Thành không có khu ăn uống, bạn nên đem theo chai nước để đỡ khát và nếu muốn ăn thì có thể qua đoạn Cửa Bắc có nhiều quán ăn ngon, hấp dẫn nhé.
Hy vọng với những kinh nghiệm tham quan Hoàng Thành Thăng Long mà Wikidulich chia sẻ các bạn đã có những thông tin bổ ích trước chuyến đi sắp tới. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào thì đừng quên để lại dưới phần bình luận, chúng mình sẽ sớm giải đáp cho các bạn.