Hà Nội là nơi hội tụ nhiều lễ hội văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc Việt cũng bởi nơi đây lưu giữ nhiều di sản văn hóa, kiến trúc văn hóa nổi bật của Việt Nam. Vậy Hà Nội có những lễ hội nào và thời gian diễn ra các lễ hội đó là khi nào… tất cả sẽ được Wikidulich giải đáp trong bài viết dưới đây để bạn hiểu hơn về các lễ hội lớn ở Hà Nội nhé.
Các lễ hội lớn ở Hà Nội
Hà Nội là một trong số những nơi tổ chức nhiều các lễ hội lớn nhất cả nước, hàng năm có hơn 1.050 lễ hội được diễn ra tại đây chiếm phần lớn trong tổng số 7.966 lễ hội của cả nước.
Các lễ hội lớn ở Hà Nội không chỉ là sự kiện văn hóa quan trọng mang giá trị tâm linh sâu sắc mà ở đó còn là cách để thủ đô Hà Nội thu hút du khách sắp nơi tới đây. Các hoạt động lễ hội được diễn ra hàng năm nhằm phản ánh sự phát triển của xã hội và bảo tồn giá trị văn hóa quan trọng của lịch sử, tâm linh cộng đồng. Các lễ hội lớn ở Hà Nội dưới đây mà Wikidulich tổng hợp đều có quy mô lớn với các nghi lễ truyền thống và phần Hội đặc sắc tạo nên sự khác biệt to lớn so với các lễ hội thông thường khác được diễn ra hàng năm.
Lễ hội chùa Hương
- Địa điểm: xã Hương Sơn, H. Mỹ Đức, Hà Nội.
- Thời gian diễn ra: từ mùng 6 tháng 1 âm lịch, kéo dài đến hạ tuần tháng 3 âm lịch
Lễ hội lớn nhất ở Hà Nội không chỉ nổi tiếng ở thủ đô mà còn mang danh tiếng là một trong những lễ hội lớn của Việt Nam chính là lễ hội Chùa Hương. Lễ hội diễn ra thời điểm tết đến xuân về du khách thập phương đổ về xã Hương Sơn để đi xem hội tạo nên dòng người đông đúc, tấp nập vào những ngày đầu xuân năm mới.
Khi tới đây tham gia lễ hội Chùa Hương, các bạn sẽ cảm nhận được khung cảnh tuyệt đẹp tựa chốn thiên đường, nơi được coi là miền đất của Phật. Ngoài tham gia lễ viếng tại Chùa Hương, các bạn có thể đi thuyền vãn cảnh trên dòng Suối Yến, leo núi hoặc nghe hát quan họ truyền thống trên sông. Ngắm cảnh non nước hữu tình khi ngồi trên thuyền trôi dọc theo Suối Yến chính là điều tuyệt vời nhất mà bạn nên thử khi tham gia lễ hội lớn ở Hà Nội này.
Lễ hội đền Cổ Loa
- Địa điểm: Xã Cổ Loa, H. Đông Anh, Hà Nội
- Thời gian diễn ra: từ mùng 5 đến ngày 16 tháng giêng âm lịch
Lễ Hội Cổ Loa gắn liền với sự tích An Dương Vương Thục Phán xây thành Cổ Loa và chuyện tình bi thương của Mị Châu – Trọng Thủy. Thành Cổ Loa không chỉ là một biểu tượng của giai thoại lịch sử đầy biến động, mở ra thời kỳ Việt Nam bị quân phương Bắc đô hộ mà đây cũng là một niềm tự hào của dân Âu Lạc trong việc bắt đầu biết xây dựng thành và bảo vệ đất nước. Lễ hội đền Cổ Loa diễn ra hàng năm nhằm tưởng nhớ An Dương Vương và cũng là nhằm nhắc nhở người dân nhớ truyền thống “uống nước nhớ nguồn.
Có hai phần quan trọng trong lễ hội đó chính là Phần Lễ và phần Hội. Ở phần Lễ, các nghi thưởng tưởng An Dương Vương. Sau đó là phần Hội các bạn sẽ được tham gia các trò chơi dân gian phong phú như hát tuồng, ca trù, đốt pháo hoa. Ngoài ra, các bạn còn được xem các tiết mục hấp dẫn như thi thổi cơm, kéo co, đấu vật, thăm quan và khấn bái chùa đầu năm, tất cả sẽ tạo nên một không gian văn hóa cực ý nghĩa và thú vị.
Lễ hội đền Hai Bà Trưng – Mê Linh
- Địa điểm: thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội
- Thời gian diễn ra: ngày mùng 6 tháng Giêng
Đây là một trong những lễ hội lớn ghi danh công ơn của hai vị nữ anh hùng Hai Bà Trưng một trong những huyền thoại lịch sử dân tộc Việt Nam. Ở khắp cả nước đều có đền thờ của hai bà tuy nhiên đền thờ ở thôn Hạ Lôi, Mê Linh lại là nơi gắn liền với thời thơ ấu của hai chị e Bà Trưng.
Trong phần Lễ sẽ là phần cực kỳ quan trọng đặc biệt là phần rước kiệu hai bà. Trong lễ rước kiệu của Bà Trưng Trắc sẽ đi đầu, kiệu sau là của bà Trưng Nhị. Đây là tượng trưng cho quá trình hai bà lãnh đạo quân dân đứng lên chống lại kẻ thù.
Sau phần Lễ sẽ là phần Hội với các hoạt động dân gian truyền thống và các màn diễn hát xướng nhằm giúp người dân tưởng nhớ chiến tích hào hùng của Hai Bà Trưng, điều này giúp cho du khách khắp nơi có thể hiểu hơn về lịch sử của hai bà và tham gia vào lễ hội văn hóa lớn của Hà Nội này.
Lễ hội Đống Đa
- Địa điểm: Gò Đống Đa, Phường Quang Trung, Quận Đống Đa, Hà Nội.
- Thời gian diễn ra: ngày mùng 5 tết Nguyên Đán
Lễ Hội Đống Đa là một trong những lễ hội quan trọng nhằm tưởng nhớ chiến thắng trận đánh Ngọc Hồi – Đống Đa của vua Quang Trung đại náo quân Thanh. Lễ hội diễn ra tại Gò Đống Đa nơi chôn xác của những người đã chết trong trận chiến. Với lịch sử hơn 200 năm, lễ hội được tổ chức theo quy mô cấp thành phố. Hàng năm vào dịp Tết Nguyên Đán tại phường Quang Trung Quận Đống Đa người dân địa phương và du khách kéo đến rất đông để thắp hương tưởng nhớ vua Quang Trung và những binh sĩ đã hy sinh trong trận đánh này.
Màn rước kiệu đầy màu sắc và hoành tráng kéo dài từ đình làng Khương Thượng tới gò Đống Đa. Sau phần lễ chính là phần Hội vô cùng thú vị với các trò chơi dân gian hấp dẫn. Hàng năm lễ hội có sự tham gia của các vị lãnh đạo của thành phố, Đảng và Nhà nước làm tăng quy mô lớn lao của sự kiện này.
Lễ hội đền Bạch Mã
- Địa điểm: Số 76 phố Hàng Buồm, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Thời gian diễn ra lễ hội: Ngày 12 – 13/2 Âm lịch
Đền Bạch Mã là một trong những ngôi đền linh thiêng nằm ở Phố Cổ Hà Nội nơi đây thờ thần Long Đỗ. Khi tham gia lễ hội, các bạn sẽ được chiêm ngưỡng đoàn rước kiệu hùng hậu với đầy đủ đội tế nam và nữ, đội múa rồng và mô hình trâu làm lễ tiến Xuân Ngưu.
Sang ngày thứ hai sẽ lẽ lễ tế Thánh và kế thúc bằng lễ tết giã hội. Lễ hội đền Bạch Mã cũng là nơi cho phép bạn có thể tham gia nhiều trò chơi hấp dẫn được xem các tiết mục nghệ thuật ấn tượng. Đây là lễ hội lớn ở Hà Nội mà không nên bỏ qua nếu du lịch Hà Nội dịp đầu năm.
Lễ hội Làng Bát Tràng
- Địa điểm: Đình Bát Tràng, X. Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
- Thời gian diễn ra: từ ngày 14 đến hết ngày 16/2 âm lịch hằng năm
Nằm ở làng gốm Bát Tràng đây là một trong những lễ hội truyền thống của làng mỗi dịp tết đến xuân về, không khí ở đây càng nhộn nhịp hơn bao giờ hết.
Lễ hội Bát Tràng nhằm tôn vinh nghề gốm truyền thống làng, cũng như cầu mong một năm mới nhiều may mắn và bình an.
Các hoạt động trong phần Lễ như rước nước, tắm bài vị , rước bài vị ra đình. Sau đó là phần Hội với các trò chơi hát thờ, chơi cờ người. Các bạn ở xa khi tham gia lễ hội cũng có thể tham gia làm gốm, mua đồ gốm và tham gia lễ hội đầu xuân tại đây.
Lễ hội chùa Thầy
- Địa điểm: xã Sài Sơn, H. Quốc Oai, Hà Nội
- Thời gian diễn ra: từ ngày 5 đến ngày 7 tháng 3 âm lịch hàng năm
Chùa Thầy không chỉ là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng ở Hà Nội mà nơi đây hàng năm còn diễn ra lễ hội chùa Thầy vào tháng 3 âm lịch hàng năm thu hút đông khách tới tham gia. Đây cũng là nơi thời Pháp sư Từ Đạo Hạnh – ông tổ của nghệ thuật múa rối nước truyền thống ở Việt Nam.
Sau khi phần lễ trang trọng với phần rước kiệu và các nghi lễ tâm linh, các bạn sẽ được chiêm ngưỡng các màn múa rối nước độc đáo và hấp dẫn ngay hồ bên trong chùa Thầy. Bên cạnh đó các bạn có thể tham gia các hoạt động leo núi, ngắm cảnh thiên nhiên mang tới cho du khách các trải nghiệm thú vị đáng nhớ.
Lễ hội Đền Gióng Sóc Sơn
- Địa điểm: xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội
- Thời gian diễn ra: từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 1 âm lịch
Một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia chính là lễ hội Đền Gióng Sóc Sơn. Nơi đây tưởng nhớ công ơn anh hùng Gióng sau chiến thắng giặc Ân thời xưa. Lễ hội kéo dài trong suốt 3 ngày chính hội với các nghi lễ truyền thống được diễn ra lần lượt như lễ Khai Quang, Lễ rước, dâng hương và dân hoa tre lên đền Thượng.
Lễ hội lớn ở đền Gióng tại Sóc Sơn du khách sẽ được chiêm ngưỡng lễ hội rước voi đầy hoành tráng. Qua nhiều thế hệ lễ hội đền Gióng vẫn giữ được nét truyền thống từ xưa và đây là địa điểm tham quan hấp dẫn ở Hà Nội mà bạn không nên bỏ qua khi đến Hà Nội.
Lễ hội Võng La
- Địa điểm: đình Đại Độ, làng Đại Độ, xã Võng La, H. Đông Anh, Hà Nội
- Thời gian diễn ra: Từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng
Lễ hội lớn tại Hà Nội thu hút du khách tới tham gia phải kể tới Lễ hội Võng La. Đây là lễ hội tôn vinh Ngũ vị Tôn Thần bao gồm Linh Khổng (Đệ Nhất Linh Tố Đại Vương), Minh Chiêu (Đệ Nhị Linh Tố Đại Vương), Cung Mục (Đệ Tam Linh Tố Đại Vương) và Quốc Công Đại Vương, Lã Nương phu nhân Đại Vương.
Lễ hội Võng La diễn ra với hai kỳ hội trong năm là kỳ hội chính được tổ chức vào tháng 1 âm lịch và kỳ hội thứ hai vào tháng 8 âm lịch. Phần Lễ hội các bạn sẽ được chiêm ngưỡng các cuộc thi đu tre, hát quan họ, cờ tướng, múa sư tử, mang tới những trải nghiệm ấn tượng độc đáo và phong phú.
Lễ hội đền Sái
- Địa điểm: làng Thụy Lôi, H. Đông Anh, Hà Nội.
- Thời gian diễn ra: Từ ngày 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch Hàng năm
Lại nằm ở Huyện Đông Anh, lễ hội Đền Sái là một trong những lễ hội lớn ở Hà Nội. Hàng năm vào ngày 12/1 âm lịch người dân làng Thụy Lôi lại tổ chức lễ hội Đền Sái với các nghi thức truyền thống như rước chúa, rước vua và hoạt động chém tinh gà trắng đầy thú vị.
Đây cũng là lễ hội để tưởng nhớ vua An Dương Vương mà còn nhằm giúp người dân đời sau tưởng nhớ công ơn của cha ông ta xây dựng và bảo vệ đất nước. Việc tổ chức nghi lễ rước vua giả theo chiếu ban của vua nhằm tránh lãng phí công sức, tiền bạc cũng là bài học quý giá cho sự tiết kiệm mà đời sau nên học tập.
Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh
- Địa điểm: địa phận xã Minh Quang và xã Ba Vì, Ba Vì, Hà Nội
- Thời gian diễn ra: Từ 13 đến 15 tháng Giêng
Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh là lễ hội nổi tiếng ở xã Minh Quang với cụm di tích lịch sử đền Thượng – đền Trung – đền hạ thuộc 2 xã Minh Quang và Ba Vì. Lễ hội Tản Viên Sơn Thánh có quy mô lớn thu hút nhiều người dân địa phương, du khách tới tham quan, vui chơi.
Các hoạt động văn hóa lễ hội của người dân tộc Dao và Mường được tổ chức tạo nên không khí sôi động và phong phú. Đặc biệt lễ hội được Bộ Văn Hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là di sản phi vật thể quốc gia khẳng định quy mô lớn của lễ hội này.
Lễ hội làng Lệ Mật
- Địa điểm: Làng Lệ Mật, Việt Hưng, Long Biên, Hà Nội
- Thời gian diễn ra: ngày 23/3 âm lịch
Lễ hội Mật diễn ra tại đình làng Lệ Mật nơi thờ vị Hoàng Đức Trung người có công lớn trong việc lập ra 13 trang trại tây thành Thăng Long khu vực hiện nay là quận Ba Đình.
Lễ hội làng Lệ Mật cũng diễn ra với phần Lễ và phần Hội trang trọng. Điểm nổi bật trong phần lễ là rước cá chép vào đình và rước cỗ 13 trại từ Ba Đình về Làng. Đặc biệt nhất là phần múa rắn nghệ thuật với con rắn hình tượng ghê rợn tượng trưng cho loài thủy quái. Ngoài ra, lễ hội có cuộc thi nấu các món ăn từ các loài động vật dân dã như rắn, ếch, cám thu hút sự quan tâm của du khách.
Mong rằng với những lễ hội lớn ở Hà Nội mà chúng mình kể trên các bạn đã có thể hiểu hơn về văn hóa, lịch sử của thành phố Hà Nội và có thể tham gia được các lễ hội độc đáo này. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào lên quan đến các lễ hội trên đây, các bạn có thể để lại câu hỏi của mình bên dưới phần bình luận, Wikidulich sẽ sớm trả lời cho các bạn nhé.