Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử của Hà Nội là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của thành phố. Nơi đây là địa điểm chụp hình yêu thích của nhiều người không chỉ người dân Việt Nam mà khách nước ngoài cũng rất thích. Bài viết này sẽ review Cầu Long Biên cho bạn hiểu hơn về địa điểm này trước khi đến đây nhé.
Tham quan Cầu LONG BIÊN – Những điều cần biết
Giới thiệu về cầu Long Biên – Nhân chứng lịch sử
Cầu Long Biên là cây cầu sắt đầu tiên được xây dựng trên sông Hồng. Cây cầu được khởi công xây dựng từ năm 1898 đến ngày 28/2/1902 thì hoàn thành. Ban đầu cầu có tên là Doumer, sau đó khi Hà Nội giải phóng cây cầu được đổi tên thành Long Biên theo quyết định của Đốc Lý Hà Nội thời đó là bác sĩ Trần Văn Lai, người cũng đã đặt tên cho Quảng Trường Ba Đình Lịch Sử.
Cầu Long Biên không chỉ là huyết mạch quan trọng nối liền giao thông hai bên bờ sông Hồng mà có vai trò vô cùng lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cầu bị hư hại nghiêm trọng do Mỹ đánh bom nhiều lần. Mặc dù đã trải qua hơn một thế kỷ và chịu tác động của tự nhiên, cầu Long Biên vẫn vững trãi ở đó, trở thành một biểu tượng, văn hóa lịch sử của Hà Nội.
Ai đã thiết kế và xây dựng cầu Long Biên?
Cầu Long Biên do công ty Pháp Daydé & Pillé, có trụ sở tại Paris thiết kế. Quá trình xây dựng công ty sử dụng nhiều phương pháp kỹ thuật tiên tiến nhất vào thời đó, đồng thời thêm cả những yếu tố nghệ thuật tạo nên cây cầu tuyệt đẹp thời điểm đó.
Cấu trúc cầu gồm các tầng thép xếp chồng lên nhau một cách chặt chẽ tạo nên một thiết kế hài hòa. Từ xa, cầu như một con rồng lớn nằm trên dòng sông Hồng nước chảy cuồn cuộn xung quanh là bờ cỏ xanh mướt trải dài hai bên tạo không gian thơ mộng cho nơi đây.
Cầu Long Biên ở đâu?
Cầu Long Biên nối liền hai Quận là Quận Hoàn Kiếm và Quận Long Biên. Đây là công trình kiến trúc lịch sử do người Pháp xây dựng bắc qua sông Hồng. Cầu Long Biên chính là một trong những biểu tượng kiến trúc Pháp đặc trưng ở Hà Nội là cây cầu sắt lâu đời và nổi tiếng nhất ở Việt Nam.
Cầu Long Biên dài bao nhiêu mét?
Cầu Long Biên vào thời điểm mới xây dựng xong được coi là kiệt tác kiến trúc của người Pháp ở Đông Nam Á. Cấu trúc cầu gồm 19 nhịp bằng thép nằm trên 20 cột cao vút. Tổng chiều dài khoảng 2.300m. Phía Tây cầu có thêm một đoạn đường dài 896m bằng đá dẫn lên cầu. Sau khi hoàn thành thì nó trở thành cây cầu dài thứ hai trên thế giới chỉ sau cầu Brooklyn ở Mỹ, vượt qua sông East-River. Cầu Long Biên còn được ví như tháp Eiffel của Hà Nội.
Kích thước cầu rộng 4.75m chia 3 làn đường, ở giữa là đường ray cho tàu hỏa, hai bên làn đường rộng 2.6m cho xe cộ đi lại và một phần rộng 9.4m dành cho người đi bộ.
Kiến trúc độc đáo của cầu Long Biên Hà Nội
Cầu Long Biên được đánh giá là công trình hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á và thế giới thời điểm bấy giờ. Với 19 nhịp dầm thép được hỗ trợ bởi 20 cột lớn. Tổng chiều rộng của cầu là 4.75m và chiều dài là 2.290m.
Điểm khác biệt của cầu Long Biên so với các cầu khác là giao thông di chuyển theo hướng trái, đây là thiết kế thường thấy của người châu Âu, nhất là Pháp. Cầu Long Biên thường được so sánh như cầu Tolbiac, nối Orléans và Paris ở Pháp.
Khi mới khánh thành, cầu Long Biên dài thứ 2 trên thế giới chỉ sau cầu Brooklyn của Mỹ. Cầu cũng là biểu tượng nổi bật ở Hà Nội do người Pháp xây dựng cùng với nhà thờ lớn, Nhà tù Hỏa Lò, Nhà Hát lớn Hà Nội.
Hướng dẫn đường đi tới cầu Long Biên
Cầu Long Biên nằm gần trung tâm thành phố, trước đây cầu Long Biên là cây cầu huyết mạch nối liền hai bên bờ sông Hồng, giờ đây đã có nhiều cây cầu khác được xây dựng nhưng cầu Long Biên vẫn được người dân lựa chọn di chuyển nhưng hiện tại cầu đã yếu hơn nên bị hạn chế chỉ dành cho người đi bộ, đi xe đạp và xe máy.
Để muốn đến địa điểm du lịch Hà Nội này, các bạn có thể lựa chọn các phương tiện cá nhân như xe đạp, xe máy, xe ôm công nghệ hoặc taxi.
Từ Hồ Hoàn Kiếm, bạn có thể đi xe đạp hoặc đi bộ khoảng 15 phút là tới cầu Long Biên rồi. Tùy vào địa điểm bạn ở để di chuyển đến Cầu Long Biên, các bạn có thể lựa chọn phương tiện đi lại sao cho phù hợp với mình. Nếu bạn không biết đường, có thể đi theo Google maps để di chuyển cho chính xác.
Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí và ở xa trung tâm, các bạn có thể lựa chọn các tuyến xe bus gần bạn, bắt xe đến điểm chung chuyển Long Biên sau đó đi bộ khoảng 300m là tới cầu Long Biên đầu cầu Quận Hoàn Kiếm, còn với các bạn ở bên mạn phía Bắc cầu, thì có thể xuống xe ở bến Vườn Hoa Bắc Biên, Ngọc Lâm Long Biên rồi đi bộ ra cầu là gần nhất. Bạn nên đi xe 11, 89.
Một số quán cafe có view cầu Long Biên
Ngoài lên cầu chụp ảnh check in, các bạn có thể tìm quán cà phê view đẹp ngắm cầu Long Biên thì bạn có thể chọn quán Serein Café & Lounge.
- Địa chỉ: Số 16 Tập Thể Ga Long Biên, P. Đồng Xuân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Giá cả: 35.000 đồng – 115.000 đồng
- Giờ mở cửa: 8:00 – 23:00 hàng ngày
Quán cà phê có view cầu Long Biên nằm ngay cạnh ga Long Biên, sát với chân cầu nên ngồi ở tầng 2 bạn có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh cầu Long Biên. Để có góc nhìn đẹp nhất, bạn nên lên hẳn tầng 4 hoặc sân thượng sẽ có view ngắm cầu chất nhất. Tuy nhiên, quán lúc nào cũng đông khách đặc biệt là thời điểm chiều mát và buổi tối nên nếu muốn có chỗ ngồi đẹp ngắm cảnh Wikidulich mách bạn nên đến đây vào buổi sáng để có không gian ngắm nhìn cầu Long Biên một cách trọn vẹn nhất.
Bridge Coffee là quán cà phê tiếp theo cũng có view ngắm cầu Long Biên rất đẹp.
- Địa chỉ: 195 Hồng Hà, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Giờ mở cửa: 9:00 – 23:00 hàng ngày
- Giá cả: 35.000 đồng trở lên.
Với tầm nhìn bao trọn cảnh cầu Long Biên, khi ở đây chill chill đồ uống thơm ngon ngắm cảnh hoàng hôn ở cầu Long Biên tạo nên một cảnh tượng thơ mộng cực lãng mạn. Quán nằm trên đường Hồng Hà, quán mở cửa từ tầng 4 đến tầng 6, riêng tầng 5 có quầy bar với những bản nhạc sôi động còn hai tầng còn lại có thiết kế không gian mở để bạn có thể ngắm nhìn cầu Long Biên một cách trọn vẹn nhất.
Một số hình ảnh đẹp về cầu Long Biên
Dưới đây là một số hình ảnh về cầu Long Biên được chụp lại để bạn có thể ngắm nhìn cây cầu một cách trọn vẹn nhất.
Nên làm gì khi tham quan cầu Long Biên?
Để có chuyến tham quan cầu Long Biên trọn vẹn, các bạn có thể tham khảo lịch trình đi chơi sau:
Dạo Bộ Dọc Thân Cầu:
- Đi bộ dọc theo thân cầu, bạn nên nhớ đi đúng làn đường dành cho người đi bộ.
- Bạn có thể quan sát những nhịp cầu võng, sự phai màu của khung thép do ảnh hưởng của thời gian đã bị xuống cấp.
Đứng Ở Hai Đầu Cầu:
- Ở phía hai đầu cầu bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh cấu trúc và vẻ đẹp của nó.
- Từ đầu cầu bạn có thể thấy cảnh tượng xung quanh, bãi bồi xanh mượt, nhà cửa bên sông, thuyền bè đi trên sông Hồng.
Hoạt Động Thú Vị Trên Cầu:
- Dạo Mát và Ngắm Hoàng Hôn: Đây là điều mà nhiều người dân thủ đô lựa chọn để đi bộ tản mạn, đi dạo thích hợp cho những buổi chiều yên bình.
- Chụp Ảnh Nghệ Thuật: Nhiều nhiếp ảnh gia, các bạn trẻ có niềm đam mê chụp ảnh chọn cầu Long Biên để làm background cho bức hình của họ. Ở bất cứ thời điểm nào trong ngay hay trong năm, cây cầu đều mang vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng.
- Thưởng Thức Cà Phê ở Ga Long Biên: Ghé quán cà phê có tầm nhìn đẹp về cầu nằm gần ga Long Biên
- Chụp Ảnh tại Bãi Đá Sông Hồng: địa điểm tham quan chụp ảnh gần Cầu Long Biên, các bạn có thể lựa chọn đến đây thoải mái chụp hình sống ảo.
Lưu ý khi khám phá, tham quan cầu Long Biên
Để có chuyến tham quan cầu Long Biên vui vẻ các bạn lưu ý một số điều sau:
- Cầu Long Biên có làn đường dành riêng cho người đi bộ, nhưng lan can khá thấp và nhiều đoạn bị hư hỏng nên bạn cần cẩn thận, đi chậm để giữ an toàn. Không giẫm nhảy lên cầu.
- Không leo trèo lên thanh sắt, lan can gây nguy hiểm.
- Đường sát ở giữa cầu Long Biên vẫn hoạt động thường xuyên nên nếu chụp hình ở đây cần quan sát kỹ để an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
- Không tập trung đông người tại một điểm trên cầu đặc biệt là giờ cao điểm.
- Chụp hình trên cầu các bạn có thể chọn trang phục như áo dài, trang phục tự do để chụp hình, nhớ mang mũ nón, kính mát và kem chống nắng, nếu đi bộ lâu, bạn nên đem theo một chai nước nhỏ để tránh khát nước.
Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn ở Hà Nội mà bạn không nên bỏ qua. Hy vọng những thông tin bổ ích trên đã giúp bạn hiểu hơn về cầu Long Biên và nếu như có bất cứ câu hỏi nào các bạn có thể gửi về cho chúng mình bên dưới phần bình luận nhé. Chúc các bạn có chuyến du lịch Hà Nội vui vẻ.