Chùa Một Cột Hà Nội là một ngôi chùa có kiến trúc độc đáo và có ý nghĩa lịch sử lớn đối với dân tộc. Nếu đây là lần đầu bạn tới Chùa Một Cột mà không rõ địa chỉ giá vé vào cổng như thế nào thì hãy tham khảo qua bài review Chùa Một Cột Hà Nội 2024 dưới đây nhé.
Review chùa Một Cột Hà Nội 2024
Chùa một cột xây dựng năm nào?
Theo như cuốn Đại Việt sử ký Toàn Thư ghi rằng chùa Một Cột được xây dựng dưới triều đại Vua Lý Thái Tông vào mùa Đông tháng 10 năm Kỷ Sửa 1049 chùa được vua cho xây dựng theo giấc mơ của Người nằm chiêm bao. Chùa được mô phỏng như một bông sen nằm giữa hồ tạo nên một nét đẹp vô cùng độc đáo.
Chùa một cột ở đâu, giờ mở cửa, giá vé?
Chùa Một Cột nằm trong khuôn viên của Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, có địa chỉ ở Điện Bàn, Quận Ba Đình, Hà Nội. Chùa mở cửa từ 7h-18h tất cả các ngày trong tuần.
Giá vé tham quan chùa Một Cột miễn phí với người dân quốc tịch Việt Nam, đối với khách quốc tế vé vào cửa là 25.000 VND/vé.
Thuyết minh về ngôi chùa Một Cột
Nhiều tài liệu lịch sử có ghi lại về sự hình thành của ngôi chùa Một Cột, chính vì thế chưa xác định được nguồn nào là chính xác nhất, bạn có thể tham khảo theo các mục dưới đây
Theo sách Thăng Long cổ tích khảo ghi: Trước kia vị trí của chùa Một Cột là nơi chỉ có một hồ nước xung quanh hoang vu không có người ở. Vào thời nhà Đường, Cao Biền Quan đô Hộ cho xây trụ đồng chặt đứt đi long mạch. Sau khi bắt đầu có người dân di cư tới đây, họ lập thôn Nhất Trụ. Tới thời vua Lý Thái Tông, vua hay đi chùa cầu tự vì mãi chưa sinh được hoàng tử. Sau một đêm mộng thấy Quan Thế Âm hiện về ngự trên đài sen mời đến thôn Nhất Trụ và hứa sẽ ban cho vua Tiên Đồng. Ít lâu sau, hoàng hậu có tin vui hạ sinh hoàng tử. Để tạ ơn trời Phật, vùa cho dựng chùa giữa hồ như giấc mơ để thờ Phật Quan Thế Âm lấy tên là Diên Hựu với mong muốn phúc lành dài lâu cho đất nước.
Đại Việt Sử ký Toàn Thư: Theo trong Đại Việt sử ký toàn thư ghi lại. Vui Lý Thái Tông mộng thấy Quan Âm Bồ Tác ngồi tựa đài sen và đưa vua đến cột đá giữa hồ Linh Chiểu. Sau khi vua kể lại giấc mơ, nhà sư Thiền Tuệ khiên vua xây dựng chùa trên cột đá chính nơi người mơ thấy Phật để cầu phúc cho vua sống lâu. Chùa được xây dựng lên mang hình tượng bông sen trong chùa thờ tượng Phật Bà Quan Âm ngồi trên tòa sen. Chùa ban đầu có tên là Diên Hựu và Liên Hoa Đài, sau này người dân mới gọi là chùa Một Cột như ngày nay.
Văn bia dựng năm Cảnh Trị 3 (1665): Chùa được xây dựng từ thời thuộc Đường. Nhà đường cho dựng một cột đá giữa hồ, trên cột đá có tòa lầu và đặt tượng Phật để thờ. Đây là ngôi chùa nổi tiếng lúc đó trong vùng. Đến thời vua Lý Thái Tông, vua tôn sùng đạo Phật nên thường lưu đến chùa để lễ bái. Khi vua có hoàng tử nối ngôi, một đêm vua mơ thấy Phật Quan Thế Âm trao cho vua đứa bé. Sau đó hoàng hậu mang thai hạ sinh hoàng tử, vua đã cho sửa lại ngôi chùa để tiện thờ cúng và tỏ lòng biết ơn với đức Phật Bà Quan Âm.
Kiến trúc của chùa Một Cột
Kiến trúc của Chùa Một Cột khác với các ngôi chùa khác, nơi đây gồm 3 phần chính:
- Cột trụ: Cột trụ hình trụ có đường kính 1.2m, cao 4m.
- Đài Liên Hoa: Hình vuông với cạnh khoảng 3m, xung quanh được xây dựng cột gỗ đỡ.
- Mái chùa: Lợp ngói vảy, loại ngói dùng nhiều trong việc tạo dựng chùa ở Việt Nam thời đó, thể hiện nét đẹp truyền thống theo các ngôi chùa cổ ở Việt Nam.
Quá trình chủng tu, xây dựng chùa một cột
Chùa Một Cột đã được trùng tu nhiều lần qua nhiều giai đoạn của lịch sử.
+ Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho tu sửa chùa và dựng thêm 2 tháp lợp sứ trắng bên trên.
+ Năm 1108, Nguyên Phi Ỷ Lan cho đúc chuông “Giác thế chung” mong muốn thức tỉnh lòng thế nhân đặt tại chùa.
+ Thực dân Pháp đô hộ, một phần ngôi chùa bị phá hủy nặng nề. Cho tới năm 1955 chùa được tôn tạo lại.
+ Năm 1962 quần thể chùa Một Cột được công nhận là di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật Quốc gia.
+ Năm 2012, chùa Một Cột được tổ chức kỷ lục châu Á xác lập là “ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á”.
Hướng dẫn đường đi tới chùa một cột
Để đến chùa Một Cột tham quan, bạn có thể đi taxi, xe ôm công nghệ để đưa đón tận nơi. Nhưng nếu muốn tiết kiệm chi phí, bạn có thể đi các tuyến xe bus qua lăng Bác như tuyến 09, 22A, 33, 45, 50 giá vé từ 7.000VND – 9.000VND/lượt xuống tại điểm 18A Lê Hồng Phong rồi đi bộ vào trong chùa. Bạn có thể kết hợp tham quan chùa Một Cột với Lăng Bác, Bảo tàng Hồ Chí Minh trong một buổi là được nhé.
Hy vọng những thông tin review Chùa Một Cột 2024 trên đây các bạn có thêm hiểu biết về ngôi chùa này trước khi đi. Đừng quên chia sẻ cho chúng mình những cảm nhận của bạn sau chuyến đi nhé. Chúc các bạn có chuyến đi vui vẻ và an toàn.