Ninh bình là mảnh đất cố đô nghìn năm lịch sử gắn liền với nhiều di tích, ngôi chùa cổ kính và cũng là nơi diễn ra nhiều lễ hội truyền thống không chỉ thu hút người dân địa phương mà còn cả những vị khách du lịch hiếu kỳ muốn tìm hiểu văn hóa nơi đây. Trong bài viết này, chúng mình sẽ tổng hợp các lễ hội ở Ninh Bình nổi tiếng nhất để các bạn có thể biết được thời gian, địa điểm tổ chức để tham gia.
Các lễ hội ở Ninh Bình & thời gian, điểm tổ chức 2024
Lễ hội Tràng An ở Ninh Bình
- Thời gian diễn ra lễ hội: 18 – 19/3 âm lịch
- Địa điểm tổ chức: Khu du lịch sinh thái Tràng An
Lễ Hội Tràng An Ninh Bình được xem là một trong những sự kiện văn hóa lớn được tổ chức hàng năm nhằm tưởng nhớ Đức Thánh Quý Minh Đại Vương đây là một trong những vị thần được tôn thờ theo tín ngưỡng dân gian. Đây cũng là một trong những lễ hội lớn của tỉnh Ninh Bình thu hút sự tham gia của người dân địa phương và du khách đến Tràng An dịp lễ hội diễn ra.
Đầu tiên, lễ hội được bắt đầu với màn rước kiệu diễn ra trên nước, xuôi theo dòng nước qua các hang động núi đá vôi cùng với những người biểu diễn mặc trang phục dân tộc mang đến cho du khách cái nhìn thú vị như:
- Biểu diễn nghệ thuật: Trong lễ hội có sự tham gia của các nhóm nghệ sĩ chuyên nghiệp của địa phương với các tiết mục văn hóa nghệ thuật truyền thống như múa rối nước, hát quan họ, múa xạ điêu.
- Lễ hội truyền thống được tổ chức theo các nghi lễ của dân tộc, lễ hát, lễ múa và nhiều hoạt động dân gian khác. Du khách có cơ hội tham gia trải nghiệm những nét đẹp văn hóa của Ninh Bình.
- Đây cũng là thời điểm các sản phẩm nghệ thuật địa phương, triển lãm tranh ảnh nghệ thuật được tổ chức khi lễ hội diễn ra, du khách sẽ được hiểu hơn về lễ hội Tràng An và văn hóa lịch sử nơi đây.
- Đây là cách để tỉnh Ninh Bình và người dân địa phương bảo tồn và lưu giữ di sản văn hóa lịch sử quan trọng này.
- Lễ Hội Tràng An là dịp để trao đổi văn hóa với các địa phương khác trong và ngoài nước tạo nên sự phong phú về văn hóa, tín ngưỡng.
Lễ hội Hoa Lư (lễ hội Trường Yên) ở Ninh Bình
- Thời gian diễn ra lễ hội: ngày 9 – 11 tháng 3 âm lịch
- Địa điểm tổ chức: Cố đô Hoa Lư Ninh Bình
Đây là lễ hội nổi tiếng ở Ninh Bình được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh và kỷ niệm vị vua Đinh Tiên Hoàng và những anh hùng đã góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời kỳ phong kiến. Lễ hội Hoa Lư còn là dịp để giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống cộng đồng, du khách có cơ hội tham gia các hoạt động văn hóa, lễ bái, giải trí với những trò chơi dân gian đa dạng.
Một số điểm đặc sắc ở Lễ hội Hoa Lư:
- Lễ hội Hoa Lư bắt đầu bằng nghi lễ tôn giáo, lễ cúng ở các đền thờ vua Đinh và các anh hùng dân tộc.
- Nghi lễ rước kiệu trong đó người tham gia sẽ diện trang phục truyền thống và mang theo các biểu tượng tôn giáo và văn hóa tạo nên bức tranh ấn tượng và hoàn hảo.
- Đây cũng là thời điểm diễn ra các buổi triển lãm văn hóa, lịch sử truyền thống, các sản phẩm thủ công địa phương sẽ giúp du khách hiểu hơn về lễ hội Hoa Lư cũng như văn hóa truyền thống tại Ninh Bình.
- Lễ hội là nơi quy tụ nhiều nhóm nghệ sĩ, nghệ nhân biểu diễn các tiết mục nghệ thuật dân gian làm phong phú hơn trong phần Hội của lễ hội Hoa Lư này.
- Đây là thời điểm du khách có thể thưởng ngoạn cảnh đẹp Hoa Lư, ngắm những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử tại đây.
Lễ hội chùa Bái Đính ở Ninh Bình
- Thời gian diễn ra lễ hội: khai hội từ ngày 6 tháng Giêng âm lịch và kéo dài hết tháng 3 âm lịch.
- Địa điểm tổ chức: Chùa Bái Đính, xã Gia Sinh, H. Gia Viễn, Ninh Bình
Chùa Bái Đính diễn ra lễ hội văn hóa vào dịp đầu năm đây cũng là lúc để người dân tưởng nhớ và kỷ niệm các sự kiện lịch sử, tôn giáo theo đạo Phật và là cơ hội để người dân và du khách hiểu hơn về văn hóa truyền thống và tham gia các hoạt động tôn giáo, giải trí đa dạng.
Một số điểm đặc sắc của lễ hội Chùa Bái Đính ở Ninh Bình:
- Lễ hội thường bắt đầu bằng nghi lễ tôn giáo, lễ cúng nhằm tôn vinh Phật Pháp, các vị thần, tổ tiên và cũng là thời điểm để cầu may mắn, bình an cho muôn dân.
- Du khách tham quan hành hương, tham quan các công trình kiến trúc độc đáo của ngôi chùa.
- Lễ Hội cũng là thời điểm bạn sẽ được xem các tiết mục trình diễn đặc sắc truyền thống, mang đến nhiều trải nghiệm thú vị.
- Nhiều gian hàng triển lãm nghệ thuật, văn hóa lịch sử, các đặc sản vùng miền được bày bán tại lễ hội để du khách dễ tiếp cận, mua sắm.
- Lễ hội chùa Bái Đính cũng kèm theo các hoạt động thiện nguyện và cộng đồng ý nghĩa.
Lễ hội Tam Cốc ở Ninh Bình
- Thời gian diễn ra lễ hội: Thường diễn ra vào thời điểm lúa chín vàng (tháng 5 – tháng 6)
- Địa điểm tổ chức: Khu du lịch Tam Cốc
Lễ hội Tam Cốc là sự kiện được tổ chức vào thời điểm mùa lúa sắp chín vàng, khắp các cánh đồng trải dài dưới chân núi tạo nên một khung cảnh vô cùng tuyệt đẹp đây cũng chính là biểu tượng của Tam Cốc Ninh Bình thu hút hàng nghìn lượt tham quan của khách du lịch trong và ngoài nước. Dưới đây sẽ là những điểm đặc sắc của lễ hội Tam Cốc:
- Lễ Hội Tam Cốc được diễn ra phần đầu bằng các hoạt động diễu hành, rước kiệu truyền thống, những người tham dự mặc trang phục truyền thống mang theo biểu tượng tôn giáo, văn hóa. Tiếp đó là những nghi lễ cúng bái tại các đền thờ nhằm tôn vinh các vị thần và tổ tiên, cầu may cho muôn dân cho trăm họ.
- Biểu diễn nghệ thuật trong lễ hội Tam Cốc có sự tham gia của các nhóm nghệ sĩ địa phương tạo nên không khí vui tươi sôi động.
- Việc tham gia lễ hội cũng là dịp để các bạn có thể tham quan, thưởng ngoạn khung cảnh tuyệt vời của Tam Cốc Bích Động.
=> Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Tam Cốc Bích Động & giá vé mới nhất
Lễ hội Báo Bản Nộn Khê
- Thời gian diễn ra lễ hội: 14 tháng Giêng âm lịch
- Địa điểm tổ chức: Đình làng Nộn khê, xã Yên Từ, huyện Yên Mô, Ninh Bình
Lễ hội Báo Bản Nộn Khê là lễ hội truyền thống của người Dao ở Xã Gia Lâm Huyện Hoa Lư. Đây là lễ hội được tổ chức dịp đầu xuân năm mới nhằm tôn vinh các vị thần và tổ tiên, cầu mong cho sự bình an và mùa màng bội thu.
Lễ hội cũng là thời điểm bạn được xem các tiết mục văn hóa biểu diễn của người Dao như hát đám cưới, múa bản, các trò chơi dân gian truyền thống. Lễ hội Báo Bản Nộn Khê cũng là nơi để cho người dân thi hát thi múa, thi đua thuyền trên sông và những trò chơi dân gian khác.
Ngoài tham gia lễ hội, ở đây còn có các gian hàng thực phẩm được mở bán cho thực khách có thể thưởng thức các món ăn đặc sản vùng miền và mua sắm sau khi tham gia Lễ hội Báo Bản Nộn Khê để mang về làm quà cho người thân.
Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ Ninh Bình
- Thời gian diễn ra lễ hội: ngày 14 – 16 tháng 11 Âm lịch
- Địa điểm tổ chức: đền Nguyễn Công Trứ, Xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
Đây là lễ hội nhằm tưởng nhớ Doanh diền Nguyễn Công Trứ – đây là người có công trong việc khai phá, mở mang bờ cõi và thành lập huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Huyện Kim Sơn Ninh Bình ngày nay. Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ cũng bao gồm 2 phần chính là phần Hội và phần Lễ nghi.
- Phần Lễ bao gồm nghi thức dâng hương tại đền thờ được sự tham gia đông đảo của bà con huyện Kim Sơn.
- Phần Hội là phần được tổ chức nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn đặc biệt là cuộc đua thuyền trên nhánh sông Vạc, hát ca trù – đây là loại hình dân ca có ảnh hưởng lớn trong đời sống của Nguyễn Công Trứ.
Lễ hội đền Thái Vi ở Ninh Bình
- Thời gian diễn ra lễ hội: ngày 14 – 16 tháng 3 âm lịch
- Địa điểm tổ chức: Đền Thái Vi, xã Vũ Lâm, Nho Quan, Ninh Bình
Lễ Hội đền Thái Vi là một trong những lễ Hội lớn của Huyện Nho Quan, Ninh Bình. Bắt đầu phần lễ bằng các nghi lễ tôn giáo và dâng hương tại đền Thái Vi nhằm tưởng nhớ công lao của vị thần và các vị tổ tiên, cầu may mắn bình an cho dân làng.
Sau khi dâng hương sẽ đến màn diễu hành rước kiệu, đây là một hoạt động quan trọng mà người dân tham gia đông đảo nhất trong phần lễ. Phần Hội là lúc các tiết mục biểu diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc được diễn ra như múa rối, múa lân, hát quan họ và nhiều loại hình nghệ thuật dân gian khác đem đến những giá trị văn hóa đặc sắc.
Khi tham gia lễ hội Thái Vi, các bạn còn được chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời tại Huyện Nho Quan Ninh Bình với những cánh đồng lúa rộng lớn, dãy núi đá vôi cao sừng sững tạo thành bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp.
Lễ hội đền Đức Thánh Nguyễn Ninh Bình
- Thời gian diễn ra lễ hội: ngày 8 – 10 tháng 3 âm lịch
- Địa điểm tổ chức: Xã Gia Thắng, xã Gia Tiến, huyện Gia Viễn, Ninh Bình
Khoảng thời gian 10/3 âm lịch giỗ Tổ Hùng Vương cũng trùng thời điểm diễn ra lễ hội đền Đức Thánh Nguyễn (Gia Viễn) tại Ninh Bình. Lễ hội bắt đầu từ mồng 8/3 đến 10/3 âm lịch hàng năm là thời điểm người dân nơi đây tri ân Thiền sư Nguyễn Minh Không.
Ngôi đền Đức Thánh Nguyễn được xây dựng trên nền chùa cổ Viên Quang Tự được (xây năm 1121) để ông tu tập hành đạo cứu thế. Sau khi Thánh Nguyễn Gia Viễn qua đời, người dân Đàm Xá đã biến chùa thành đền thờ. Sau hơn 900 năm ngôi đền vẫn được người đời trăm nom, tu bổ, cải tạo và giữ gìn. Chính vì vậy mà hàng năm lễ hội đền Đức Thánh Nguyễn vẫn được nhân dân địa phương tổ chức và để tỏ lòng biết ơn với Đức Thánh Nguyễn.
Ngoài những lễ hội nổi tiếng ở Ninh Bình trên thì tại mảnh đất cố đô này còn diễn ra nhiều lễ hội đáng chú ý khác bạn có thể quan tâm và tới tham gia.
Lễ hội đền Địch Lộng Ninh Bình
- Thời gian diễn ra lễ hội: Ngày 6 – 7/ 3 âm lịch
- Địa điểm tổ chức: chùa Địch Lộng thuộc xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, T. Ninh Bình
Lễ hội Đền La Ninh Bình
- Thời gian diễn ra lễ hội: Ngày 13 đến 15 tháng 1 âm lịch
- Địa điểm tổ chức: Thôn La Phù, xã Yên Thành, huyện Yên Mô, T. Ninh Bình
Lễ hội Lễ hội Kỳ Phúc đình Cam Giá Ninh Bình
- Thời gian diễn ra lễ hội: ngày 12/10 âm lịch hàng năm
- Địa điểm tổ chức: Đình Cam Giá, phường Ninh Khánh, T. Ninh Bình
Trên đây là các lễ hội lớn ở Ninh Bình rất nổi tiếng và cực quan trọng với người dân địa phương. Chính vì thế nếu có cơ hội đến Ninh Bình vào mùa lễ hội các bạn sẽ cảm nhận được không khí vui tươi náo nhiệt hơn bất cứ thời điểm nào trong năm. Đây cũng là thời điểm lý tưởng để bạn cùng gia đình có chuyến khám phá du lịch Ninh Bình để có thêm nhiều kỷ niệm đẹp trên đất Cố đô đó nhé.